Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Mái ngói là một nét đặc trưng trong phong cách thiết kế kiến trúc tại Việt Nam. Nhà mái ngói đã và đang trở thành xu thế trong xây dựng những năm gần đây bởi nó có thể kết hợp với cả kiến trúc phương Đông và phương Tây. Rất nhiều người thắc mắc không biết độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là bao nhiêu để cho ngôi nhà được cân đối và đảm bảo công năng sử dụng hiệu quả của mái ngói. Mời các bạn cùng Vietnamarch cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao cần biết độ dốc mái ngói tiêu chuẩn?
Độ dốc mái ngói là tỉ lệ giữa 2 cạnh góc vuông của 1 tam giác được tạo ra từ chiều dài và chiều cao của mái. So với các loại mái khác như mái tôn chẳng hạn thì độ dốc mái ngói thường lớn hơn tương đối nhiều. Độ dốc của mái ngói có sự khác biệt tùy thuộc vào loại vật liệu của mái ngói cũng như hình dạng và phong cách thiết kế mái ngói. Chính vì vậy, để đo lường độ dốc mái ngói chính xác, phía thiết kế và thi công sẽ phải kiểm định chất lượng ngói cũng như hình dạng của ngói trước là điều bắt buộc. Việc tính toán độ dốc mái ngói trước khi tiến hành thi công là hết sức quan trọng bởi những lý do sau:
- Xác định độ dốc mái ngói chuẩn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình, giúp công trình trở nên đẹp mắt, hài hòa hơn. Đặc biệt, với những phong cách kiến trúc đặc trưng như mái Thái, mái Nhật… thì đảm bảo tỷ lệ độ dốc mái ngói mới có thể thể hiện đúng được tinh thần của phong cách thiết kế.
- Xác định độ dốc mái ngói chuẩn giúp đảm bảo sự an toàn cho người ở. Độ dốc mái ngói ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thoát nước trên mái nhà cho nên cần tính toán độ dốc mái ngói tiêu chuẩn để giúp hạn chế tối đa tình trạng nước bị đọng trên mái gây thấm vào nhà khiến tường, trần… bị ẩm mốc, bong tróc sơn…
- Xác định độ dốc mái ngói chuẩn giúp kéo dài tuổi thọ cho công trình.
- Xác định độ dốc mái ngói chuẩn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.
Mái ngói càng dốc thì chi phí nguyên vật liệu càng nhiều. Mái ngói càng dốc thì khả năng thoát nước càng tốt, nhưng nếu dốc quá thì lại ảnh hướng tới khả năng che nắng, che mưa… Chính vì thế, khi thiết kế cần phải đảm bảo được độ dốc mái ngói tối thiểu để vừa đảm bảo khả năng thoát nước vừa đảm bảo khả năng che nắng, che mưa… và tiết kiệm được chi phí xây dựng.
2. Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Thông thường, độ dốc mái ngói tiêu chuẩn sẽ dao động từ 30 – 45 độ. Tuy nhiên, trong thực tế, độ dốc mái ngói tiêu chuẩn sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào loại ngói sử dụng và phong cách thiết kế, cụ thể như sau:
- Độ dốc mái ngói cao cấp dạng ngói âm dương (như mái ngói Nhật, mái Thái,…) tiêu chuẩn là 25 độ (tương đương 40%)
- Độ dốc mái ngói ta, ngói móc, ngói vảy cá và ngói dẹt tiêu chuẩn là 35 – 60 độ
- Độ dốc mái ngói xi măng tiểu chuẩn là 45 – 75 độ
Lưu ý:
- Độ dốc mái ngói càng lớn thì lợp ngói an toàn cho nên, độ dốc mái ngói tối thiểu không nên nhỏ quá 20 độ. Độ dốc mái ngói dưới 20 độ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình (làm trần bị thấm dột, nhanh xuống cấp).
- Bên cạnh việc tính toán xem độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý, bạn cũng cần lưu ý xem ngói lợi có gờ chắn nước tạt ngang không để thiết kế thấp hơn.
- Một số loại ngói như ngói xi măng hoặc ngói 22 sẽ có gờ chắn ngang giúp hạn chế hắt nước mưa thì cần thiết kế độ dốc thấp hơn loại ngói không có gờ chắn ngang như ngói ta, ngói vảy cá…
- Lựa chọn vật liệu ngói sao cho phù hợp với điều kiện môi trường nơi xây dựng. Với những công trình nằm ở khu vực thường xảy ra mưa lớn, giông lốc thì không không nên lợp loại ngói có gờ chắn và nên điều chỉnh độ dốc lớn hơn để đảm bảo sự an toàn cho công trình. Trong trường hợp không cho phép tỷ lệ dốc cao thì cần xử lý bằng kinh nghiệm tại các khe chồng mí để đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa bão.
>>> Xem thêm: Khoảng cách xà gồ mái ngói là bao nhiêu?
3. Cách tính độ dốc mái ngói
Dưới đây là các công thức tính độ dốc mái ngói tiêu chuẩn để có thể thiết kế được một ngôi nhà mái ngói đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, che mưa, che nắng và không bị thấm dột:
- Tính hệ số độ dốc mái m: m = H/L = tan (α)
- Tính độ dốc mái ngói i: i% = m x 100% = H/L x 100%
Trong đó:
– α : ký hiệu độ dốc
– H : chiều cao mái
– L : chiều dài mái.
Trong thực tế, các thợ lành nghề sử dụng công thức truyền thống là m = H/2L để tính hệ số độ dốc mái m.
(Sưu tầm trên internet)