Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà

Bảo Nghi 52 0 10.183

Có một thực tế hiện nay trong phong thủy phòng thờ mà Vietnamarch nhận được rất nhiều những lời thắc mắc của khách hàng, của các gia chủ nhờ chúng tôi tư vấn. Đó là: Nhà đi thuê có cần bàn thờ không? Đây là câu hỏi mà số đông người đi thuê nhà đều quan tâm. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này.

1. Nhà đi thuê có cần bàn thờ không trong khi không phải nhà mình

Đối với câu hỏi này, sẽ có hai luồng ý kiến: Thờ cũng tốt mà không thờ cũng chẳng sao. Tại sao lại như vậy?

Theo quan niệm của một số đông người đi thuê nhà: Đây là đất và nhà của chủ nhà. Việc thờ cúng thần linh thổ địa ở nơi đó cũng là do chủ nhà đảm trách. Họ chỉ là người đi thuê, là khách trọ, không có trách nhiệm thờ cúng thần linh.

Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà > Nhà đi thuê có bàn thờ

Nếu chủ nhà đã thờ rồi thì người thuê có nhất thiết phải lập bàn thờ không?

Tuy nhiên cũng phải phân biệt rõ: Đối với bàn thờ thổ địa, Táo quân, có cũng tốt, không có cũng không sao. Vì đúng là chủ nhà nào cũng sẽ chuẩn bị sẵn hết rồi. Nếu người thuê không có điều kiện lập bàn thờ mà có thành tâm. Thì cũng có thể thỉnh thoảng mua nhang đèn, hoa quả bày lên. Nhưng có điều rằng để phân biệt rõ, trường hợp nào nên lập bàn thờ, trường hợp nào không nên lập ban thờ hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1.1. Những trường hợp “khách trọ” không nên lập ban thờ

Có những trường hợp đi thuê nhà mà không nhất thiết phải lập bàn thờ. Vậy đó là những trường hợp nào?

Thứ nhất, đối với những người đi thuê nhà tập thể, ở chung rất nhiều người dạng như “khách trọ” ở ghép với nhau. Thông thường đối với những căn nhà này sẽ không nhất thiết phải lập ban thờ để thờ cúng, vì việc thờ cúng, nhất là ban thờ gia tiên là thờ cúng ‘tổ tiên gia đình”, trong khi đó, rất nhiều người tứ xứ khắp nơi, xuất thân từ những gia đình khác nhau chả nhẽ lại đi thờ gia tiên chung.

Mục đích của những căn nhà trọ thuê kiểu này, chủ yếu để phục vụ cho việc ăn, ngủ là chủ yếu, là nơi thuần nghĩa đen “che năng, che mưa”.

Thứ 2, đó là sinh viên đi thuê nhà hoặc ở ký túc xá thì cùng tương tự như vậy, điều này cũng không hề cần thiết đối với những trường hợp là sinh viên.

Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà > Nhà đi thuê có cần bàn thờ không

Nhà đi thuê có cần bàn thờ không?

1.2. Trường hợp nhà đi thuê nhà nên lập ban thờ

Có những trường hợp đi thuê nhà nên lập ban thờ để thờ cúng. Đây là những trường hợp mà thông thường đây là một gia đình riêng biệt, đi thuê những căn hộ riêng hoặc căn nhà riêng để sinh sống cả gia đình. Người xưa có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” nên theo tâm niệm của người Việt thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà > Bàn thờ cho nhà đi thuê

Đối với bàn thờ tổ tiên cũng nên tự lập cho mình. Ngoài sơn thần thổ địa, thì ông bà tổ tiên cũng là những người sẽ phù hộ độ trì. Giúp cho con cháu làm ăn phát đạt, may mắn, học hành tấn tới. Bàn thờ gia tiên thì tất nhiên không thể dùng chung. Nên nếu điều kiện cho phép, thì với câu hỏi nhà đi thuê có cần bàn thờ không? Câu trả lời vẫn là có.

2. Cách lập bàn thờ đơn giản nhất cho nhà đi thuê

Làm thế nào để lập ban thờ cho nhà đi thuê? Đã không lập thì thôi nhưng một khi đã lập ban thờ để thờ cúng thì phải làm chỉn chu, đàng hoàng. Cần có lễ nhập trạch đàng hoàng khi chuyển về nơi sinh sống này để xin phép các vị Thần linh về “nhập hộ khẩu” tại đây. Lễ nhập trạch đối với nhà đi thuê rất đơn giản, chỉ cần có những nguyên liệu và vật dụng sau: 1 bếp ga mini, 3 hũ muối, gạo, nước, và bánh trái, hoa quả, xôi, giò, ấm đun nước.

Lưu ý rằng, khi làm lễ nhập trạch cần  bật bếp ga đã chuẩn bị sẵn và đun nước sôi, lên hương, khấn. 

*** Xem thêm: Cách hạ chân nhang bát hương

Bàn thờ theo hình thức thông thường có 3 bát hương: 1 bát hương thờ thần linh, 1 bát hương thờ bà cô tổ và 1 bát để thờ ông bà tổ tiên. Bát hương để thờ thần linh thường lớn nhất, được để giữa bàn thờ. Bên trái thường sẽ đặt bát hương thờ bà cô tổ. Phần còn lại bên phải sẽ là vị trí của bát hương thờ gia tiên.

Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà > Nhà đi thuê có cần bàn thờ không

Một ví dụ về mẫu bàn thờ đầy đủ

Trường hợp phòng trọ chật hẹp, có thể linh hoạt thay đổi: Sử dụng những bát hương nhỏ hơn chứ không nên gom hết vào một bát. Đối với nơi nhiều người trọ chung, người ta sử dụng chung 1 bát hương: Nhưng đó chỉ là để thờ thần linh chứ không dùng để thờ tổ tiên. Vì tổ tiên thì không thể nào thờ chung được.

3. Những khó khăn trong việc lập bàn thờ khi thuê nhà

Nói đi cũng phải nói lại, việc lập bàn thờ đôi lúc cũng gây cho người thuê nhà nhiều khó khăn

Thứ nhất: vì là nhà đi thuê: Việc lắp đặt bàn thờ nếu tác động tới kiến trúc ngôi nhà phải được sự đồng ý của gia chủ. Những việc như khoan, cắt, đóng đinh vào tường phải có sự chấp thuận. Tránh việc xích mích tranh chấp sau này. Nhiều gia chủ cũng không thích người thuê nhà tác động nhiều thay đổi kiến trúc của ngôi nhà của họ.

Thứ hai: Những nhà thuê thuộc dạng căn hộ chung cư. Việc thờ cúng sẽ có thể dẫn đến nhiều sự cố không may như cháy nổ. Vì vậy mà những người thuê ở trường hợp này cũng nên thận trọng rất nhiều. Tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.

Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà > Những khó khăn trong việc lập bàn thờ khi thuê nhà

Thứ ba: Là trường hợp nhiều người cùng chung sống trong không gian trọ. Đây có thể là trường hợp của sinh viên trong kí túc xá, hoặc người độc thân ở ghép. Ở trường hợp này, không nhất thiết phải lập bàn thờ trong nơi trọ vì có quá nhiều bất tiện: Người ở nhiều, không gian chật hẹp. Việc thờ cúng nhang khói sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh

4. Nên thờ gì ở nhà đi thuê

Nếu bạn không gặp phải những khó khăn nêu trên thì việc lập bàn thờ trong ngôi nhà: Nhằm tìm kiếm một chỗ dựa tinh thần. Cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp. Việc lập bàn thờ là nhu cầu chính đáng, minh chứng cho văn hóa tín ngưỡng đẹp của Việt Nam.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, công việc đang làm: Người ta chọn những đối tượng thờ cúng khác nhau. Với lòng tin là nhân vật này sẽ phù trợ cho họ đạt được tâm nguyện còn chưa trọn vẹn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào những nét tín ngưỡng mang tính truyền thống của gia đình dòng tộc.

Mong muốn phát triển về đường công danh tài tộc: Tất nhiên phải thờ Thần Tài. Cần phải lưu ý cách thờ: Sau bàn thờ Thần Tài nên là vách tường vững chãi. Phía trước bàn thờ phải là không gian thoáng đãng mang nghĩa đường công danh rộng mở. Đối với những căn hộ có diện tích nhỏ, gia chủ cần lưu ý: Sắp xếp đồ đạc ngay ngắn, gọn gàng. Từ đó đảm bảo được sự linh thiêng cho nơi thờ cúng.

Xem thêm:

4.1. Thờ Thổ Địa, Thần Tài đối với nhà đi thuê

Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà > Bàn thờ thần tài

Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần không thể thiếu trong ngôi nhà

Đối với trường hợp thuê nhà có tầng 1. Nên thờ Thổ Địa để được phù hộ, bảo vệ, trông coi nhà cửa giúp. Nhưng phải lưu ý nếu bạn có ở chung với chủ nhà: Hãy hỏi xem rằng chủ nhà đã thỉnh ông Địa hay chưa. Nếu rồi thì bạn không nên lập bàn thờ nữa. Vì điều đó theo quan niệm xưa sẽ ảnh hưởng xấu đến bạn và gia chủ.

4.2. Thờ Phật cho nhà đi thuê

Nhà đi thuê có cần bàn thờ và lời khuyên cho người thuê nhà > Ban thờ Phật đẹp

Thờ cúng các vị Phật giúp gia chủ an tâm hơn

Đối với những gia đình có đạo Phật: việc lập ban thờ Phật thờ cúng Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát và chư vị La Hán là lựa chọn tối ưu. Đây là những vị thần phật vừa phù trợ cho đường công danh, học hành, sự nghiệp. Vừa mang lại cho ta tín ngưỡng, niềm tin an yên. Giúp ta giữ được tâm thái bình tĩnh giữa xô bồ cuộc sống. Bàn thờ Phật nên được bố trí tách biệt với không gian sống: Nơi đó sẽ là nơi thiền, để ta bình tĩnh lại sau những giờ chen chúc mưu sinh.

Với gần 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng Vietnamarch là điểm đến của những mẫu ban thờ đẹp, hiện đại, sáng tạo. Vietnamarch – Chuyên gia phong thủy ban thờ.

Phòng tư vấn Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ 0918.248.297

29 đánh giá

Bình luận