Tìm hiểu về tôn mạ màu và quy cách tôn mạ màu
Trong những vật liệu lợp mái hiện nay thì tôn mạ màu đang được ứng dụng rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về loại tôn mạ màu này. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về tôn mạ màu và quy cách tôn mạ màu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tôn mạ màu là gì?
Tôn mạ màu còn được gọi bằng những cái tên khác như tôn bọc thép, thép mạ màu… Đây là những tấm thép được trả qua quá trình mạ kẽm và được phủ ngoài bởi một lớp sơn màu. Tôn mạ màu thường được gọi bằng thuật ngữ PPGI (thuật ngữ mở rộng của thuật ngữ GI) – dùng để chỉ loại thép được mạ kẽm trước khi sơn.
2. Phân loại tôn mạ màu
Dựa theo 3 tiêu chí:
- Theo thương hiệu: BlueScope Zacs, Hòa Phát, Đông Á, Phương Nam, Hoa Sen, Đại Thiên Lộc…
- Theo hình dạng: dạng phẳng, dạng sóng, dạng cuộn.
- Theo số sóng: 5, 6, 7, 9 và 11 sóng.
3. Cấu tạo tôn mạ màu
Cấu tạo gồm có 3 lớp:
- Lớp trong cùng là lớp thép nền, đây là thành phần chính cấu tạo nên tôn, có vai trò quyết định hình dáng, độ cứng và các tính chất vật lý, cơ học khác của tôn mạ màu.
- Lớp giữa là lớp mạ kẽm, đây cũng là thành phần giúp tôn mạ màu có khả năng chống ăn mòn, rỉ sét cực kỳ tốt. Lớp mạ có độ dày từ 0,12 micro đến 0,18 micro có tác dụng làm màng chắn ngăn cản các tác động từ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến lớp thép nền.
- Lớp ngoài cùng là lớp sơn: Là thành phần có tác dụng tạo nên tính thẩm mỹ của loại tôn này, đồng thời cùng với lớp mạ kẽm bảo vệ thép nền tốt hơn.
4. Tiêu chuẩn tôn mạ màu
Các nhà máy sản xuất tại Việt Nam thường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào trong dây chuyền sản xuất của mình. Tiêu chuẩn tôn mạ màu tùy thuộc vào mỗi thị trường, cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3312
- Tiêu chuẩn Mỹ ASTM A755/A755M
- Tiêu chuẩn Châu Âu EN 10169.
Ngoài ra, mỗi công ty sản xuất tôn mạ màu cũng có tiêu chuẩn của riêng mình như:
- Tôn mạ màu Fujiton được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JIS G 3322/ JIS G 3312.
- Tôn mạ màu SSSCđược sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3312, tiêu chuẩn Tôn Phương Nam – TCTMM, tiêu chuẩn Mỹ ASTM A755/A755M.
- Tôn mạ màu Hoa Sen được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3312.
5. Quy cách tôn mạ màu
Tôn mạ màu có độ dày tiêu chuẩn từ 0.16 đến 0.8mm, độ dày lớp sơn từ 06 – 30 µm và có khổ rộng từ 914 – 1250mm.
Trọng lượng tôn mạ màu không có con số quy định chung, thông thường sẽ được tính theo công thức: M (kg) = T (mm) x W (mm) x L (mm) x 7,85. Trong đó: m là trọng lượng, T là độ dày, W là chiều rộng, L là chiều dài và 7,85 là khối lượng riêng của sắt thép – chất liệu làm tôn (7850 kg/m3).
>>Xem thêm: Tìm hiểu về tôn sinh thái và quy cách tôn sinh thái
6. Kích thước tôn mạ màu
Kích thước tôn mạ màu thông dụng hiện nay từ 850 – 1200mm, dày từ 0.26 – 0.5mm. Ngoài ra, quy cách, kích thước tôn cũng phụ thuộc vào số sóng tôn.
6.1 Loại 5 sóng
- Chiều rộng khổ là 1000 mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng là 250 mm
- Chiều cao sóng tôn là 31 mm
6.2 Loại 6 sóng
- Chiều rộng khổ là 1000 mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng là 200 mm
- Chiều cao sóng tôn là 24 mm
6.3 Loại 7 sóng
- Chiều rộng khổ tôn là 1000 mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng là 167 mm
- Chiều cao sóng tôn là 24 mm
6.4 Loại 9 sóng
- Chiều rộng khổ tôn là 1000 mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng là 125 mm
- Chiều cao sóng tôn là 21 mm
6.5 Loại 11 sóng
- Chiều rộng khổ tôn là 1000 mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng là 100 mm
- Chiều cao sóng tôn là 18.5 mm
7. Ưu điểm của tôn mạ màu
- Tôn mạ màu có khả năng chống ăn mòn rỉ sét cao giúp tăng tuổi thọ cho các vật dụng được làm từ nó.
- Tôn mạ màu có màu sắc đa dạng, mẫu mã phong phú làm đẹp cho các công trình.
- Tôn mạ màu với bề mặt trơn láng cùng lớp sơn phủ cao cấp nên không bong tróc, không lo bị rêu mốc.
- Trọng lượng nhẹ, thi công đơn giản.
- Tôn mạ màu có giá thành thấp, chi phí bảo trì thấp.
- Dễ bảo trì, bảo dưỡng hơn các loại vật liệu khác.
8. Ứng dụng của tôn mạ màu
- Làm tấm lợp mái cho nhà ở, công trình xây dựng: Thường sử dụng tôn sóng, có thể là 6 sóng, 7 sóng, 9 sóng, 11 sóng.
- Làm vách ngăn, sàn deck: Tôn màu mạ vân gỗ thường được ưa chuộng hơn. Để làm vách ngăn, giữa 2 mặt tôn thường có thêm 1 lớp xốp để cách âm và cách nhiệt tốt hơn.
- Làm cửa cuốn, cửa chống cháy ở các cửa hàng, gara, nhà ở… Tôn mạ màu ở đây thường sẽ có màu trắng sữa.
- Làm máng xối: Thường dùng cho nhà ở hoặc các xưởng công nghiệp.
- Làm biển quảng cáo, bảng tên: Ví dụ như làm biển tên cho các công ty, biển báo giao thông, biến chờ xe buýt…
- Ứng dụng khác: Làm linh kiện nhỏ, đồ thủ công nhỏ cho những thiết bị gia dụng, làm cốc lọc gió, ống gió của ô tô, hộp tủ điện…
(Sưu tầm trên internet)