“BÀN THỜ MIỀN NAM” – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc

holien 40 0 9386

Đất nước ta được chia làm 3 miền rõ rệt đó là miền Bắc, miền Trung và miền Nam. mỗi một vùng miền đều có một phong tục thờ cúng tổ tiên riêng cũng như cách bài trí trên bàn thờ riêng. Nhưng dù khác nhau như thế nào đi nữa thì cũng đều hướng về tâm linh tổ tiên. Vậy mỗi vùng miền sẽ có cách bài trí bàn thờ tổ tiên như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nét đẹp cũng như cách bài trí bàn thờ miền Nam, và các kiểu bàn thờ miền Nam nhé.

1. Bàn thờ miền Nam được bài trí như thế nào?

Khác với cách bài trí ban tho ở miền Bắc và miền Trung thì bàn thờ miền Nam được bài trí có gì khác biệt?

  • Trên bàn thờ thường để di ảnh ông bà, đồ sành sứ, “ Đông bình, Tây quả” ( bên trái bình bông, bên phải là đĩa trái cây). Phía giữa có lư hương đồng hoặc hình lân hí cầu. Tiếp đến phía trước có cặp chân đèn, bát nhang và chung nước. Phía sau bàn thờ có ba bàn hình vuông hoặc hình chữ nhật dùng để bày đồ cúng chủ yếu là các món ăn mà người đã khuất thích ăn. Bên cạnh đó cũng bày bát nhang và đèn dầu. Trên tường sát bàn thờ thường treo bức tranh được vẽ bằng màu nước trên vải bố hoặc tranh vẽ cảnh sơn thủy.
  • Bàn thờ Miền Nam thường được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ đỏ, gỗ mật,… Được trang trí theo kiểu ô hộc, thanh trụ chạm khắc hoặc cẩn  xà cừ theo các điển tích như nhị thập tứ hiếu, tam quốc chí,… 

Mỗi thời điểm bàn thờ miền nam được trang trí khác nhau. Nhưng bàn thờ miền Nam thường được chạm khắc đơn giản. Chứ không chạm khắc chi chít các mặt như bàn thờ miền Trung hay sơn son thiếp vàng như ở miền Bắc.

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > Bàn thờ miền Nam

Bàn thờ được thiết kế đơn giản

2. Bàn thờ miền Nam có đặc điểm gì?

Với những nhà chưa có phòng thờ riêng thì tủ thờ được coi là vật đẹp nhất trong ngôi nhà. Đó là nơi thể hiện sự thành kính, lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà. 

Tủ thờ có hai loại là đục chạm và cẩn ốc xà cừ. Được chạm khắc các họa tiết như tứ linh, nhị thập tứ hiếu. Hoặc một số các mẫu cảnh mùa xuân cây cối như hoa mai, trúc, sen…

Một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả bên cạnh tủ thờ còn có thêm một vài món đồ gỗ như ghế ghi thờ. Hai chiếc ghế ghi này thường được đặt hai bên hoặc trước tủ thờ. Thực chất ghê ghi là một chiếc bàn nhỏ có kích thước chiều dài 1m x chiều rộng 50cm. 

Sự độc đáo của tủ thờ miền Nam còn thể hiện ở chỗ trên bàn thờ có một bộ ly tách trà để các bề trên ngồi thưởng thức trà. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh riêng mà chỉ có ở miền Nam mới có.

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > Bàn thờ miền Nam

Bàn thờ miền Nam có đặc điểm gì?

3. Bàn thờ miền Nam ngày tết

Vào những ngày cuối năm, người miền nam thường bắt đầu công việc dọn dẹp chào đón năm mới. Và họ cũng dọn dẹp lại bàn thờ tổ tiên cho sạch đẹp. Họ thường trang trí cho ban thờ gia tiên của mình bằng các loại hoa như hoa cúc, hoa huệ,…

Trên mâm ngũ quả ngày tết, người miền nam thường chú trọng các loại quả hơn. Ví dụ các loại quả cần có nhu cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Các loại quả này mang ý nghĩa cầu một năm mới phát triển, sức khoẻ dồi dào, làm ăn phát đạt, có cuộc sống sung túc, được ăn ngon mặc đẹp. 

Ngày tết, trên bàn thờ miền Bắc là bánh chưng xanh, thịt mỡ, giò,.. thì trên bàn thờ người miền Nam lại có bánh tét, thịt kho tàu, canh măng, nem, chả giò… Một số loại trái cây mà họ tuyệt đối kiêng kỵ trong ngày tết là chuối. Bởi họ quan niệm rằng thờ cúng chuối làm ăn không thuận lợi, trái cam trái quýt có nghĩa là cam chịu. 

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > Bàn thờ miền Nam

Bàn thờ ngày tết của người miền Nam

4. Tìm hiểu một số mẫu bàn thờ miền Nam qua các giai đoạn khác nhau

  • Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, kiểu mẫu  bàn thờ đầu tiên gồm có bốn chân. Có bàn nghi ở giữa và có lư hương và bộ chưng đèn. Và phía trong bàn thờ còn đặt giường thờ. 
  • Đến những năm 1910 thì thiết kế bàn thờ có sự thay đổi nhỏ gọn hơn. Các cạnh bàn thờ còn có tranh vẽ trên kiếng với ý nghĩa thể hiện ước vọng sâu xa của con người. Mong muốn hướng tới cái đẹp và có một cuộc sống ấm no hơn hạnh phúc hơn.
  • Khi xã hội có sự du nhập của văn hóa phương Tây thì việc thiết kế bắt đầu có sự phát triển hơn. Các mẫu bàn thờ miền Nam bắt đầu hướng tới phong cách hiện đại rõ nét hơn. Bàn thờ giường được thu hẹp bằng tủ thờ với cách tân theo của Pháp.

5. Một số mẫu bàn thờ hiện đại

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > mẫu bàn thờ hiện đại

Bàn thờ thiết kế đơn giản

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > mẫu bàn thờ hiện đại

Mẫu bàn thờ hiện đại

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > Bàn thờ miền Nam

Mẫu bàn thờ theo phong cách cổ kính

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > Bàn thờ miền Nam

Mẫu bàn thờ treo tường

BÀN THỜ MIỀN NAM – Một nét đẹp văn hoá của các gia đình Việt sống tại miền Nam Tổ Quốc > Bàn thờ miền Nam

Mẫu bàn thờ cổ kính

Bài viết trên đây là những dòng chia sẻ về nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của người miền nam. Bên cạnh đó là một số mẫu bàn thờ miền nam mới nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu mua bàn thờ tổ tiên hãy liên hệ với Công Ty TNHH  VIETNAMARCH theo số 0918 248 297 để được tư vấn rõ nhất. 

Xem thêm:

Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH

VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Website: vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7

26 đánh giá

Bình luận