Khung trần chìm Hà Nội

Thu Minh 109 0 8518

Khung xương Hà Nội có nhiều ưu điểm trong kết cấu xây dựng của các công trình hiện nay. Khung xương Hà Nội được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó khung trần chìm  Hà Nội mang đến những công dụng tuyệt vời. Cùng Vietnamarch tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Đặc điểm của khung trần chìm Hà Nội

1.1. Đặc điểm chung

Khung trần chìm Hà Nội > Khung trần chìm Hà Nội

Khung trần chìm Hà Nội

Khung trần chìm Hà Nội được cấu tạo với kết cấu chịu lực thông minh, với góc nghiêng 105 độ trên thanh xương cá, giúp độ vững chắc cao cũng như khả năng chịu lực tốt hơn. Về đặc điểm: 

  • Nguyên liệu: toàn bộ sản phẩm được sử dụng nguyên vật liệu loại 1 và được mạ hỗn hợp nhôm kẽm có phủ lớp sơn Epoxy cao cấp lên bề mặt.
  • Công nghệ hiện đại: được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, hệ thống tự động hóa đảm bảo độ chính xác cao về kích thước, chi tiết kết cấu sản phẩm.
  • Kết cấu khoa học: Sản phẩm khung xương trần chìm Hà Nội được sản xuất với đầu nối âm dương và gân tăng cứng, điều này giúp hệ xương chịu được tải trọng tăng 25-30%.
  • Chi phí tối ưu nhờ: thời gian thi công nhanh, nhờ đó giảm bớt được thời gian thi công cũng như sự hao hụt, hư hỏng thấp.
  • Dễ thi công: lắp ghép khung xương dễ dàng nhờ vào sản phẩm khi sản xuất có tính đồng bộ cực cao với hệ khung xương tiêu chuẩn. 

1.2. Cấu tạo

Khung trần chìm Hà Nội được cấu tạo gồm thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường kèm theo bộ phận ty treo. Cụ thể:

Thanh chính (thanh U xương cá): Với vai trò là thanh chịu lực chính liên kết móc với các thanh phụ, trên thanh chính được phân bổ các lỗ để treo với hệ khung xương thông qua móc treo. Trong đó, khoảng cách để bố trí giữa các thanh là 1000mm. 

Thanh phụ (thanh U gai): thanh phụ là thanh được liên kết trực tiếp với các tấm thạch cao, chúng được liên kết với nhau bằng vít, trong đó thanh phụ được liên kết với thanh chính bằng móc. Khoảng cách bố trí giữa các thanh là 400mm. 

Thanh viền tường (thanh V góc): Bộ sản phẩm khung trần chìm Hà Nội không thể thiếu thanh V góc 22x20mm, một mặt được liên kết với tấm thạch cao, U gai, một mặt lại được liên kết với vách và tường. 

Bộ phận ty treo: được sử dụng các hệ ty gen, cối sắt, bu lông. Chúng bao gồm: bát treo 2 lỗ, moc treo T-bar, tăng đơ có thể điều chỉnh lên xuống 4mm. 

Khung trần chìm Hà Nội > Khung trần chìm Hà Nội

1.3. Các loại sản phẩm

Về sản phẩm, khung trần chìm Hà Nội có các sản phẩm sau (bao gồm cả thông số kỹ thuật, độ dày cũng như quy cách đóng gói).

STTTên sản phẩmThông số kỹ thuậtĐộ dàyQuy cách đóng gói
1Thanh Xương Cá 3.6 M21 x 28 x 36600.64 ± 0.0310 thanh / bó
2Thanh Xương Cá 3M21 x 28 x 30000.64 ± 0.0310 thanh / bó
3Thanh U Gai 4M14 x 35 x 40000.32 ± 0.0320 thanh / bó
4Thanh U Gai 3M14 x 35 x 30000.32 ± 0.0320 thanh / bó
5Thanh V Viền 3.6M22 x 20 x 36000.30 ± 0.0340 thanh / bó
6Thanh V Viền 3M22 x 20 x 30000.30 ± 0.0340 thanh / bó

2. Hướng dẫn thi công khung trần chìm Hà Nội

Khung trần chìm Hà Nội > Khung trần chìm Hà Nội

Khi thực hiện thi công khung trần chìm Hà Nội, quy trình thực hiện được tiến hành theo các bước sau: 

Bước 1: Xác định độ cao trần

– Sử dụng ống nivo hoặc có thể dùng tia laser để lấy dấu chiều cao trần

– Tiến hành đánh dấu vị trí của mặt bằng trần, vạch rõ ràng chi tiết trên vách hay cột. Lưu ý: nên vạch dấu ở mặt dưới khung trần.

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Để cố định thanh viền tường ta sử dụng khoan hoặc có thể sử dụng búa đóng đinh, đóng cố định vào tường vách. Khoảng cách giữa lỗ đinh và lỗ khoan có thể biến tấu linh hoạt nhưng không được vượt quá 300mm. 

Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính

Bố trí thanh chính cho phù hợp với hướng của điểm treo. Trong đó, cần đảm bảo khoảng cách giữa các thanh chính với nhau như theo bản vẽ kết cấu ban đầu với trần thạch cao đã được duyệt. 

Bước 4: Treo ty gen

– Các điểm treo ty gen không được vượt quá 1200mm 

– Giữa điểm treo ty gen đầu tiên với vách có khoảng cách là 610mm

– Dùng khoan bê tông khoan trực tiếp với mũi khoan 8mm tại các điểm treo, chúng được liên kết bằng pad treo + tắc kê nở (hoặc sử dụng tắc kê đạn)

Bước 5: Lắp thanh chính (thanh dọc)

– Khoảng cách từ 800- 1200mm( thường là 1000mm) tùy theo mẫu trần.

– Xem xét, kiểm tra khung, kèo sắt mục đích để xem có vướng với thanh chính không. Nếu vướng thì cần điều chỉnh, cắt thanh chính cho phù hợp và được gia cố bằng thanh chính ở hai bên. 

Bước 6: Thanh ngang (thanh phụ)

Thực hiện liên kết thanh phụ với thanh chính theo bản thiết kế ban đầu.

Bước 7: Điều chỉnh

– Khi đã tiến hành lắp đặt xong, kiểm tra và điều chỉnh khung cho ngay ngăn, bề mặt khung phải thật phẳng. Cũng như kiểm tra lại cao độ bằng laser cho chính xác.

Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung

– Lắp đặt tấm lên khung cần chuẩn bị vít để liên kết tấm. Phải siết thật chặt, và khoảng cách giữa các vít <= 200mm.

– Trong đó, tấm thạch cao khi lắp đặt lên trần cấn sử dụng dạng nguyên tấm và không bị vỡ hay sứt mẻ nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết cấu. 

– Khi đã lắp xong lớp tấm thứ nhất, lớp tấm thạch cao thứ hai cần lắp lệch một thanh phụ so với lớp ban đầu, chừa phần khe hở và thực hiện theo yêu cầu thiết kế đã đề ra. 

Bước 9: Xử lý mối nối 

– Sử dụng bột thạch cao (bột trét) kèm với băng xử lý mối nối (hoặc băng lưới sợi thủy tinh) để xử lý mối nối.  

– Lưu ý, làm phẳng mối nối, không có gợn, giữa các mối nối tấm trần cần được dán bằng băng keo lưới. Và cần phải xem kỹ bản vẽ thiết kế về tiêu chuẩn các tấm thạch cao. 

Bước 10: Xử lý viền trần 

– Đối với sườn trần: để xử lý viền dùng cưa hoặc kéo để cắt

– Đối với tấm trần: để xử lý dùng cưa răng nhuyễn, hoặc có thể sử dụng lưỡi dao bén vạch

***Xem thêm: Báo giá vật tư thạch cao – khung trần SKY, PT, Vĩnh Tường

3. Đại lý cung cấp khung xương Hà Nội uy tín

Trên đây là một số thông tin cần thiết về sản phẩm khung trần chìm Hà Nội. Là đại lý phân phối sản phẩm khung xương Hà Nội, Vietnamarch cam kết đem đến sản phẩm chất lượng nhất. Chúng tôi phân phối sản phẩm trên cả nước:

Miền Bắc : Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Miền Trung: Tỉnh Thanh Hoá, Tỉnh Nghệ An, Tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh Quảng Bình, Tỉnh Quảng Trị, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tp. Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Nam, Tỉnh Bình Định, Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hoà, Tỉnh Kom Tum, Tỉnh Gia Lai, Tỉnh Dak Lak.

Miền nam: Tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Ninh Thuận, Tỉnh Bình Thuận, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Long An, Tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Trà Vinh, Tỉnh An Giang, Tp. Cần Thơ, Tỉnh Bạc Liêu,Tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh Cà mau, Tỉnh Kiên Giang, Tỉnh Đồng Nai

Công ty TNHH VIETNAMARCH

VP:  Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nôi
Tel: 04.66812328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7
Website: Vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

 

 

27 đánh giá

Bình luận