Khám phá kiến trúc ngôi đền linh thiêng dành cho dân buôn bán – đền Bà Chúa Kho

Thu Hằng 105 0 8281

Mảnh đất Giảng Võ thời xưa vốn nổi tiếng với nhiều những anh hùng, tướng võ kiệt xuất đóng góp công lao lớn trong những trận đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nền hòa bình cho nước nhà, được dân tin yêu và kính trọng. Dưới thời Trần, bên cạnh những nam tướng văn võ song toàn thì không thể không nhắc đến một nữ tướng có công lớn trong việc bảo vệ kho lương nước nhà, góp phần vào thắng lợi trước 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Đó là nữ tướng Lý Châu Nương tức Lý Thị Châu được vua tin tưởng giao phụ trách kho lương của quân đội nên thường được người dân gọi là Bà Chúa Kho. Hãy cùng Vietnamarch tìm hiểu lịch sử và kiến trúc đền bà Chúa Kho – Ngôi đền linh thiêng cho dân buôn bán.

1.Lịch sử hình thành ngôi đền Bà Chúa Kho.

Theo ghi chép của sử sách để lại, Lý Thị Châu sinh ngày 12 tháng 2 âm lịch, là con của Lê Quỳnh – người từng giữ chức Điện hộ binh lương đời nhà Trần. Năm 16 tuổi, trong con người bà đã sôi sục dòng máu anh hùng, tinh thông võ nghệ, trí tuệ hơn người. Sáu năm sau, bà lên xe hoa về làm vợ một viên Thái Bảo họ Trần để cai quản vùng đất Hoan Châu. Chiến tranh xảy ra, bà phải nghe tin dữ tử trận của chồng mình. Quá bàng hoàng và đau buồn về cái chết của chồng mình nên ngày 20 tháng 7 âm lịch, nữ tướng Lý Thị Châu đã tự vẫn. Cảm kích trước tấm lòng của bà, vùa Trần đã phong bà làm Phúc thần phường Võ Trại, cho dân xây dựng đền thờ cúng.

Khám phá kiến trúc ngôi đền linh thiêng dành cho dân buôn bán – đền Bà Chúa Kho > kien-truc-den-ba-chua-kho01

Ngôi đền của thờ Bà Chúa Kho hàng năm đón hàng nghìn phật tử về dâng hương, cầu buôn bán làm ăn phát đạt.

2.Nét kiến trúc cổ bên trong ngôi đền Bà Chúa Kho.

2.1.Các hạng mục kiến trúc cổ bên trong ngôi đền Bà Chúa Kho.

Khám phá kiến trúc ngôi đền linh thiêng dành cho dân buôn bán – đền Bà Chúa Kho > bài vị thờ Bà Chúa Kho.

bài vị thờ Bà Chúa Kho.

Thời nhà Trần khi ngôi đền mới được xây dựng, tổng diện lúc bấy giờ vào khoảng 10.000m2 nhưng nay đã bị lấn chiếm nhiều chỉ còn hơn 1700m2. Lúc chiến tranh bị thực dân Pháp phá hủy. Năm 1998, đền được cho xây dựng và tu sửa lại những vẫn giữ được nét kiến trúc cổ vốn có với những nét trạm trổ hoa văn tinh xảo. Các hạng mục trong ngôi đình được phân bố khoa học, có chiều sâu. Được xây dựng lại theo lối kiến trúc ban đầu nên ngôi đền vẫn giữ lại được nét đẹp tâm linh. Hầu như bom đạn trong chiến tranh đã khiến cổng Tam Quan bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn vết tích của 4 viên đá xanh cỡ lớn.

Khám phá kiến trúc ngôi đền linh thiêng dành cho dân buôn bán – đền Bà Chúa Kho > Nét kiến trúc tâm linh, cổ kính bên trong ngôi đền.

Nét kiến trúc tâm linh, cổ kính bên trong ngôi đền.

Theo nhiều sử sách ghi chép lại nơi đây chính là Bảo Khánh Môn của kinh thành Thằng Long xưa. Bước vào sân đình, ta có thấy 2 bên có 2 miếu thờ nhỏ để thờ 2 người hầu của Châu Nương là Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô với 2 tấm bia đá được dựng bên cạnh. Chính giữa ngôi đình là nhà phương đình với kiến trúc 2 tầng 8 mái – nơi đã từng bị Pháp đốt phá năm 1946. Với kiểu thiết kế kiến trúc cổ xưa, tòa đại đình ở phía trong được kết nối với chốn hậu cung theo hình chuôi vồ. Nơi đây được coi là linh thiêng nhất bởi bên trong tòa đại đình có bài vị, long ngai và tượng của Châu Nương.

2.2.Họa tiết trang trí, nét điêu khắc, dấu tích cổ bên trong ngôi đền Bà Chúa Kho.

Khám phá kiến trúc ngôi đền linh thiêng dành cho dân buôn bán – đền Bà Chúa Kho > tổng quan kiến trúc cổ đền Bà Chúa Kho.

tổng quan kiến trúc cổ đền Bà Chúa Kho.

Các hạng mục kiến trúc của ngôi đình được trạm trổ tinh xảo với các hình thù như: hổ phù, phượng vũ, mây, cá chép hóa rồng…. Nằm bên cạnh tòa đại đình là 2 di tích kiến trúc cổ cuối thế kỉ XIX vẫn còn lưu giữ được đến bây giờ chính là 2 tòa nhà tả mạc và hữu mạc. Được xây theo kiểu đầu hồi bít đốc, phần mái được đỡ bởi các trụ vuông. Các họa tiết trang trí hoa lá, rồng mây cho cột trụ cũng rất tinh xảo. Nơi đốt vàng mã được người dân để ở đằng sau nhà tả mạc để hàng năm đốt vàng mã khi đến lễ rước Bà Chúa Kho. Nét kiến trúc tâm linh thể hiện rõ nét nhất chính là 2 con nghê quay đầu vào nhau trên đỉnh trụ.

Khám phá kiến trúc ngôi đền linh thiêng dành cho dân buôn bán – đền Bà Chúa Kho > Điêu khắc rồng, phượng, câu đối.

Điêu khắc rồng, phượng, câu đối.

Ngoài ra xung quanh đình còn có thêm 4 con nghê đá, một vài tấm bia đá và trụ đá trước kia dùng để kê cột đình. Qua quan sát thực tế, chúng tôi thấy rằng 2 tấm bia đá ko hề có chữ và được đặt úp chứ không đặt đứng như bình thường. Đây cũng là điều mà đến nay chưa có lời giải. Sân đình được xây dựng trên nền gạch cao 30cm, lát gạch vuông màu đỏ. Xung quanh hồ và đình được trồng nhiều cây xanh, giữa hồ đặt hòn non bộ tạo nên cảnh vật phong thủy xung quanh ngôi đền. Trong ngôi đền còn có một vài dấu tích cổ như bãi ngữa, khu sọt cỏ tương truyền rằng xưa kia đó là nơi Bà Chúa Kho cho ngựa ăn.

Khám phá kiến trúc ngôi đền linh thiêng dành cho dân buôn bán – đền Bà Chúa Kho > Bên ngoài cổng đền Bà Chúa Kho.

Bên ngoài cổng đền Bà Chúa Kho.

3.Công ty Vietnamarch – Đơn vị chuyên nghiệp thiết kế kiến trúc truyền thống.

Chúng tôi hiểu giá trị của các công trình kiến trúc tâm linh trong nét văn hóa của người Việt Nam gắn liền với đời sống tín ngưỡng ,vậy nên hãy các KTS của Vietnamarch luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các công trình kiến trúc cổ, hướng tới thiết kế các công trình làm sao giữ được nét kiến trúc cổ kính mà cha ông ta để lại.

Nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà gỗ, chùa chiền, đình đền, lăng mộ … các công trình kiến trúc tâm linh, hãy liên hệ tới công ty chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhanh chóng có được những bản thiết kế ưng ý nhất.

VPTK: Tầng 2 – 61 Nguyễn Xiển,Hà Nội,Việt Nam

Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)

Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7

Website: vietnamarch.com.vn

https://youtu.be/oIMKwQDY5r0

26 đánh giá

Bình luận