Tết Trùng cửu 2022 vào ngày nào? Tất tần tật về tết Trùng Cửu!

Phạm Thoa 152 0 8262

Tết Trùng Cửu hay còn  gọi là Tết Trùng Dương là một trong những ngày Tết quan trọng của người Việt diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Đồng thời, từ đồng âm của ngày mồng chín tháng chín là “Cửu Trùng Đài”, có nghĩa là lâu dài, vì vậy, chúng ta thường thực hiện tục thờ cúng tổ tiên, kính trọng người cao tuổi vào ngày này. Vậy Tết Trùng Cửu 2022 rơi vào ngày nào dương lịch? trong bài viết này chúng tôi mang đến tất tần tật các thông tin về ngày Tết Trùng Cửu mời bạn đọc đón xem.

1.Tết Trùng Cửu 2022 rơi vào ngày nào dương lịch trong năm?

Tết Trùng Cửu âm lịch là ngày 9-9. Là lúc thời tiết trong năm đẹp nhất . Số 9 trong ngày này cũng mang nhiều ý nghĩa về tâm linh , mang tới ý nghĩa về sự may mắn tốt lành.

Tết Trùng cửu 2022 vào ngày nào? Tất tần tật về tết Trùng Cửu! > Tết Trùng cửu 2022 vào ngày nào? Tất tần tật về tết Trùng Cửu!

Tết Trùng Cửu 2022 rơi vào thứ 3, ngày 4/10/2022 dương lịch (9/9/2022 Âm lịch)

2.Nguồn gốc tên gọi Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già, chữ Hán: 重九, tiếng Trung: 重阳) chính là ngày 9/9 Âm lịch hằng năm theo phong tục của người Trung Quốc. Con số 9 được coi là số dương và sự lặp lại hai lần của nó trong ngày 9/9 chính là lý do mà nó được gọi là Trùng Cửu, Trùng Dương.

Tết này không được biết đến nhiều như tết Đoan Ngọ, hay Tết Hàn Thực nhưng đây vẫn là một ngày lễ cổ truyền  có ý nghĩa phòng trừ bệnh tật, xua đuổi côn trùng, có điểm khá giống với Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, người dân Việt Nam cũng uống rượu hoa cúc, đeo thù du để không bị ốm khi tiết trời thay đổi.

Tết Trùng Cửu còn gọi là “Từ Thanh” nghĩa là “tạm biệt cỏ xanh”. Có lí do khi mang tên đó là bởi vì : sau ngày 9/9 âm lịch thì thời tiết mới bắt đầu cho giai đoạn chớm đông.  Sau ngày Tết Trùng Cửu diễn ra thì thời tiết bắt đầu “rục rịch” chuyển từ Thu sang Đông. Nên vào dịp nay thời tiết khá đẹp ,mọi người có thể cùng nhau đi du lịch, khám phá các ngọn núi, thưởng trà ngắm hoa cùng nhau thật ý nghĩa về tình đoàn kết gia đình.

3.Sự tích về tết Từ Thanh

Có nhiều điển tích về ngày Tết này: + Phong tục tập quán này bắt nguồn từ đời Hán. Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện: “Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9 ÂL theo lịch âm dương, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

+ Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

+ Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907) xem ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

4.Những việc nên làm và không nên làm vào ngày Tết Trùng Cửu

4.1. Những việc nên làm vào Tết Trùng Cửu 9/9

Mục đích ý nghĩa của các dịp lễ Tết đều là mong muốn mang lại tình thương yêu nhiều hơn cho mọi người, biết quan tâm thương yêu nhau và biết ơn các thế hệ sinh thành cũng như biết yêu bản thân mình. Chính vì vậy để may mắn trong ngày tết Trùng Cửu thì nên làm nhưng việc như sau:

Tết Trùng cửu 2022 vào ngày nào? Tất tần tật về tết Trùng Cửu! > Tết Trùng cửu 2022 vào ngày nào? Tất tần tật về tết Trùng Cửu!

  • Leo núi: Giúp thư giãn và giải phóng tầm nhìn tư duy được rộng mở hơn
  • Uống trà & cắm hoa cúc: Sống lại giây phút an nhiên tự tại
  • Ăn bánh cao
  • Hiếu kính với cha mẹ
  • Mua vàng
  • Ném quả cam

Tựu chung lại là những việc mà mọi người nên làm , cố gắng hoàn thành trong ngày Tết 9/9 này nhé !

4.2. Tết Trùng Cửu không nên làm gì?

Ngoài những việc nên làm bên cạnh đó là những việc không nên như sau:

  • Không nên cãi vã, mâu thuẫn gia đình
    Tết này mọi người nên dĩ hòa vi quý cùng yêu thương nhau sống chậm lại để nhìn thấy những điểm tốt từ nhau. Từ đó cuộc sống hòa thuận vui vẻ hơn. Con cái thì nên về bên cha mẹ để ăn một bữa cơm sum vầy , con cháu về với ông bà sau quãng thời gian  dài không gặp nhau.
  • Không nên sát sinh
    Dịp này các gia đình thường ăn chay, để tận hưởng cuộc sống an nhàn thư giãn, tránh sát sinh càng ít càng tốt
  • Không nên làm vỡ đồ gia dụng
    Đi lại nhẹ nhàng cẩn thận, làm việc gì cũng nên chu đáo tránh làm đổ vỡ cốc chén.
  • Mua đầy thùng gạo
    Tết Trùng Cửu là một lễ Tết gắn liền với vụ mùa hoa màu. Mặt khác, hũ gạo là biểu tượng cho sự no đủ của gia đình, mang ý nghĩa tốt lành, chứa đựng vận may, tài lộc. Cho nên người dân quan niệm không nên để thùng đựng gạo trống hay có quá ít gạo trong thùng để tránh gặp xui xẻo và giữ sự sung túc cho gia đình.

5.Trình bày mâm cơm cúng Tết Trùng Cửu và văn khấn

Tết Trùng Cửu ngày nay không còn được phổ biến như các Tết cổ truyền khác của người Việt nhưng mỗi người cũng nên làm mâm cơm nhỏ cúng mong ước sự trường thọ và bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ.

5.1.Làm mâm cơm cúng Tết 9/9

Tết Trùng cửu 2022 vào ngày nào? Tất tần tật về tết Trùng Cửu! > Tết Trùng cửu 2022 vào ngày nào? Tất tần tật về tết Trùng Cửu!

Thời gian cúng Tết Trùng Cửu: nên làm lễ trước 19 giờ.

Lễ vật cúng Tết Trùng Cửu: nên sắm lễ dựa theo tấm lòng thành.
Mâm lễ cúng Tết Trùng Cửu sẽ tùy tâm và điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình, có nhiều cúng nhiều, có ít cúng ít. Mặt khác, ngày Tết mùng 9/9 âm lịch này có ý nghĩa là phòng trừ bệnh tật, côn trùng và cảm tạ Tiên Nông về một vụ mùa bội thu. Nên theo phong tục cổ xưa mâm lễ cúng Tết Trùng Cửu sẽ gồm các vật phẩm sau:

– Hương (nhang), hoa, nến (đèn).

– Gạo muối, trầu cau.

– Xôi nấu từ gạo mới.

– Các món chay: chè kê, chè trôi nước, rau củ xào, canh rau củ, cơm chay, canh nấm ngũ sắc,…

– Tiền vàng mã.

*** Cúng rằm tháng 7 tại cơ quan, công ty, cửa hàng: cách bày lễ, đọc văn khấn đơn giản đầy đủ nhất 2022

5.2. Văn Khấn Tết Trùng Cửu

Dưới đây là bài cúng Tết Trùng Cửu theo văn khấn cổ truyền Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, các hương linh họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là:…………………

Ngụ tại :…………………

Hôm nay là ngày mồng Một (mồng Mười Rằm) tháng Mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén hương thơm dâng lên trước án.

Trộm nghĩ rằng:

Cây cao bóng mát

Quả tốt hương bay

Công tài bồi xưa những ai gây dựng

Của quý hóa nay con cháu hưởng

Ơn Trời Đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần

Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam

Nay nhân mùa gặt hái

Gánh nếp tẻ đầu mùa

Nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới,

Sửa nồi cơm mới

Kính cẩn dâng lên

Thường tiên nếm trước

Mong nhờ Tổ phước

Hòa cốc phong đăng

Thóc lúa thêm tăng

Hoa màu tươi mới

Làm ăn tiến tới

Con cháu được nhờ

Lễ tuy đơn sơ

Tỏ lòng thành kính.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Cẩn cáo!

Một vài điều cơ bản về Tết Trùng Cửu mà Vietnamarch có thể gom góp sưu tầm gửi tới quý bạn đọc. Hi vọng sẽ mang lại được những điều bổ ích và có ý nghĩa cho các bạn đang muốn tìm hiểu thêm về phong tục tập quán người Việt.

33 đánh giá

Bình luận