Cách thờ cúng bố mẹ vợ sao cho đúng
Việc thờ cúng bố mẹ vợ như thế nào đang trở thành một mối quan tâm không nhỏ của nhiều cặp vợ chồng vì khi thực hiện nếp sống mới, mỗi gia đình có số lượng con ít đi thì những gia đình sinh một bề con gái lại nhiều lên. Tục thờ cúng ông bà, cha mẹ từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hoa được lưu truyền bao đời nay nhưng có một bất cập là hầu hết chỉ quan tâm thờ cúng tổ tiên bên nhà chồng.
>>> Xem thêm: Một nhà thờ hai họ thế nào cho hợp lý
1. Sự cần thiết của việc thờ cúng bố mẹ vợ trong gia đình
Là một quốc gia châu Á với nền văn hóa đậm tính truyền thống, hầu như ai cũng cho rằng người chồng chính là chủ hộ trong gia đình và là người nắm quyền quyết định những việc lớn. Khi cha mẹ qua đời, chỉ có con trai mới được bê bát hương, hoặc ở nhiều nơi, con trai mới được vào nơi thờ tự và được đóng góp giỗ tổ tiên.
Nhưng bất cập ở chỗ, trong một xã hội ngày càng phát triển, gia đình sinh ít con hơn ngày xưa, khi bố mẹ già cả, ốm đau thì việc lễ lạt lại là người phụ nữ chứ không phải người đàn ông. Vậy thật hoang đường khi người phụ nữ muốn thờ cúng bố mẹ đẻ trong chính căn nhà của mình lại vấp phải sự phản đối từ gia đình nhà chồng. Chỉ có một số ít các chị em may mắn gặp gia đình chồng tiến bộ và ủng hộ.
Thực trạng này không chỉ thể hiện vấn đề bất bình đẳng giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ’’ mà chính nó cũng là nguồn cơn của những trạn nứt trong gia đình. Bởi khi người phụ nữ không bảo toàn được chữ hiếu với chính cha mẹ đẻ của mình thì họ cũng không thể lo lắng chu toàn cho gia đình nhà chồng được.
2. Thờ cúng cha mẹ vợ, các chuyên gia nói gì?
Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, trả lời phỏng vấn trên trang Giadinh.net thì việc thờ cúng cha mẹ vợ là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt.
PGS. TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ: “Chắc rằng chả mấy người đàn ông trong xã hội Việt Nam của chúng ta lại không tự mình thực thi nghi thức thờ cúng trong gia đình với tính cách là người thừa kế và duy trì văn hóa dòng tộc. Nhưng việc để cho người phụ nữ lo việc thờ cúng trong gia tộc mình lâu nay vẫn cứ diễn ra đấy chứ, nhất là trong quá trình chuẩn bị hương hoa, oản quả, lịch thực hiện, các bước thờ cúng, chỉ có điều là họ không đứng ở vị trí chủ tế, trung tâm để hành lễ.’’
Theo nhà văn Chu Lai thì “Nếu gia đình có trưởng nam thì việc cúng bái dành cho trưởng nam là hợp lý. Nhưng khi trưởng nam mất đi hoặc bệnh tật, thì con gái, thứ gái hoàn toàn có thể thay thế. Nói cách khác, mọi người hoàn toàn bình đẳng trước tín ngưỡng, trước thờ tự, lòng thành.’’
‘’Tại sao trong lịch sử Việt Nam đã có mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân rất bình đẳng với nhau, ngang tầm nhau? Người anh hùng lập nước đầu tiên của Việt Nam lại là Hai Bà Trưng rồi sau đó là Bà Triệu “thà chém cá kình trên Biển Đông còn hơn làm nô lệ phương Bắc”, rồi Dương Vân Nga – Hoàng hậu của hai vua…. Với những liệt nữ anh hùng như thế, lịch sử đã khẳng định người phụ nữ ngang bằng với người đàn ông cũng như câu “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Như thế tại sao việc đưa tổ tiên nhà ngoại về nhà chồng lại bị rào cản? Đây là tư duy lệ thuộc vào ý thức hệ phong kiến nặng nề và không có cơ sở khoa học nào hết.’’
Bà Đặng Cẩm Tú – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Hội Phụ nữ: ‘’Trên thực tết hiện nay việc thờ phụng tổ tiên không nhất thiết phải là con trai bởi vì nhiều gia đình không có người thừa tự nên con gái vẫn phải thờ tự và tất nhiên là có được sự cảm thông của người chồng. Có chăng thì chỉ phức tạp hơn ở chỗ bài trí ban thờ như thế nào.’’
‘’Thực ra ở đây không có tiền lệ nào cho rằng nhất thiết không được thờ chung. Như bạn thấy đấy, cái phụng thờ sâu sắc mạnh mẽ nhất chính là ở trong tâm mình và sự bày đặt ở ban thờ chỉ là sự thể hiện bên ngoài mà thôi. Vậy thì miễn là bạn không cảm thấy vướng bận, ám ảnh gì cả thì cất đặt, sắp xếp như thế nào để hợp lý, hài hòa trong nội thất của gia đình là được thôi.’’
3. Thờ cúng cha mẹ vợ như thế nào cho đúng?
Theo các nhà nghiên cứu tâm linh và Phật học thì việc con cháu thờ cúng bố mẹ, ông bà tổ tiên là việc hiếu nghĩa và hoàn toàn đúng đạo lý. Do đó, nếu con cái không thờ cúng cha mẹ mới là bất hiếu và trái đạo lý. Việc phân chia trai – gái là người thờ phụng chỉ mang tính chất tương đối.
Khi xã hội ngày càng văn minh, nhiều gia đình sinh con một bề toàn gái thì tất nhiên, để giữ trọn đạo hiếu làm con vẫn cần phải thờ cúng cha mẹ. Việc thờ cúng bố mẹ ruột là điều đúng đạo lý không có gì là sai trái.
Dưới đây là một số lưu ý khi thờ cúng cả 2 bên nội ngoại:
- Nếu không gian nhà bạn rộng, nên lập 2 bàn thờ riêng biệt. Một ban thờ gia tiên bên chồng, một ban thờ gia tiên bên vợ. Lưu ý bàn thờ nhà vợ nên đặt lui lại hoặc thấp hơn một chút so với ban thờ chính.
- Nếu nhà bạn có không gian hạn chế, chỉ lập dc 1 ban thờ thì có thể chia ban thờ thành 2 nửa. Bên trái ban thờ (hướng từ trong bàn thờ nhìn ra) đặt bát hương và ảnh thờ nội tộc, còn bên phải đặt ảnh thờ và bát hương ngoại tộc.
Phần ở giữa ban thờ đặt bát hương thờ quan thần linh, không được bày biện ảnh gia tiên ở vị trí này vì phạm kỵ.
- Trình tự cúng khấn: trong những ngày sóc vọng, người vợ nên cúng khấn nhà chồng trước rồi đến gia tiên bên nhà mình. Ngày giỗ bố mẹ đẻ hoặc gia tiên bên ngoại cũng cần thắp hương tất cả ban thờ bên chồng để báo cáo các quan thần linh và gia tiên nhà chồng về việc cúng lễ bố mẹ đẻ.
- Ngoài ra, việc thờ cúng thực chất là do con người nghĩ ra nên trong việc thờ cúng bố mẹ, dù là nam hay nữ cũng đều có quyền bình đẳng. Đó cũng là việc hiếu nghĩa mà phận làm con nên thực hiện theo đúng đạo lý.
4. Địa chỉ mua mẫu bàn thờ đẹp bền theo năm tháng
Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH
VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Website: vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7