Cách trang trí nhà thờ họ ngày Tết và các nghi lễ Tết tại nhà thờ họ

Trương Huyền 112 0 6842

Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa truyền thống của người Việt, là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người, đó cũng là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc đi trước. Chính vì thế ngoài ngày giỗ Tổ của dòng họ thì vào những ngày Tết đầu năm, con cháu trong dòng họ đều đi lễ nhà thờ họ. Trong bài viết lần này, Vietnamarch xin mời các bạn cùng tìm hiểu cách trang trí nhà thờ họ ngày Tết và các nghi lễ Tết tại nhà thờ họ nhé!

>>Xem ngay: Tìm hiểu về chữ viết trên câu đầu nhà thờ họ, thượng lương nhà gỗ

1. Cách trang trí nhà thờ họ ngày Tết

Nhà thờ họ là một công trình mà gần như dòng họ nào cũng có dành riêng cho việc thờ phụng, tưởng nhớ về Tổ tiên dòng họ mình. Đây cũng là nơi lưu giữ ký ức và thông tin của dòng họ và là nơi tụ họp của con cháu mỗi dịp lễ tết hàng năm. Nhà thờ họ ở vùng nông thôn thường có 3 gian 2 chái và có sân vườn (to hay nhỏ tùy vào điều kiện mỗi gia đình). Vào dịp Tết thì nhiều dòng họ sẽ trưng bày ngoài sân những chậu cây cảnh lớn và nhỏ có ý nghĩa trong dịp đầu năm mới như cây quất, cây đào… Phía trong nhà thờ họ, người ta cũng có thể trang trí với những chậu cây nhỏ hơn xung quanh nhà. Bàn thờ Thủy Tổ bao giờ cũng được đặt tại chính giữa gian nhà chính. Trên bàn thờ tại nhà thờ họ ngày Tết, cũng giống như thường lệ sẽ có bài vị Thủy tổ của dòng họ và những đồ thờ cúng như đèn, nến, đài rượu, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bổng…, đặc biệt trên bàn thờ sẽ có cắm những cành hoa đào tượng trưng cho Tết, bánh chưng, mâm ngũ quả… Chiếc đèn treo phía trước y môn (bức màn vải đỏ ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài và lớp bàn thờ bên trong) gọi là tự đăng sẽ được thắp suốt ngày đêm vào dịp giỗ tết.

Cách trang trí nhà thờ họ ngày Tết và các nghi lễ Tết tại nhà thờ họ > Trang trí nhà thờ họ ngày Tết

Bày biện bàn thờ trong nhà thờ họ ngày Tết rất quan trọng (nguồn: internet)

2. Các nghi lễ Tết tại nhà thờ họ

Các ngày lễ, ngày tết, ngày rằm, mồng một, việc lễ bái sẽ do trưởng họ lo. Nghi thức lễ Tết tại nhà thờ họ xưa là nghi thức tế cao hơn lễ (điển tế), trong nghi thức tế có nhạc, chiêng, trống, người chủ tế và bồi tế hành lễ sau đó các con cháu lần lượt vái lạy. Kết thúc tế lễ là lễ hóa vàng mã và bắt đầu tiệc. Những dòng họ lớn, khá giả, trong ngày giỗ Tổ, lễ Tết, ngoài nghi thức cúng lễ giỗ do tộc trưởng thực hiện, con cháu còn có thể mời phường bát âm tới tế lễ.

Cách trang trí nhà thờ họ ngày Tết và các nghi lễ Tết tại nhà thờ họ > Trang trí nhà thờ họ ngày Tết

Nghi thức cúng lễ tại nhà thờ họ ngày Tết (nguồn: internet)

Bài văn khấn Tổ tiên dòng họ tại nhà thờ họ:

“Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

Con tên là:

Đang cư ngụ tại địa chỉ:

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.”

Tết sắp đến, đây là một trong những dịp quan trọng để con cháu bày tỏ lòng thành với tổ tiên. Các gia đình có thể sử dụng bài văn khấn trên và thay ngày tháng trong dịp lễ tết tại nhà thờ họ khi khấn.

Cách trang trí nhà thờ họ ngày Tết và các nghi lễ Tết tại nhà thờ họ > Trang trí nhà thờ họ ngày Tết

Trang trí bàn thờ nhà thờ họ ngày Tết (nguồn: internet)

>>Xem ngay: Những mẫu thiết kế sân vườn nhà thờ họ đẹp khó cưỡng

3. Liên hệ đơn vị thiết kế và thi công nhà thờ họ chuyên nghiệp và uy tín

Hãy đến với chúng tôi – Công ty kiến trúc nội thất VIETNAMARCH để được tư vấn thiết kế kiến trúc (nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà gỗ cổ truyền, đình chùa, miếu mạo, lăng mộ…), thiết kế nội thất (chung cư, nhà phố, biệt thự…), thi công nội thất nhà ở, thiết kế nội thất văn phòng, cowoking spacethi công văn phòng chuyên nghiệp và sở hữu nhiều sản phẩm nội thất truyền thống và hiện đại hấp dẫn bao gồm bàn thờ, bàn ghế văn phòng… Chúng tôi nhận tư vấn thiết kế nội thất, kiến trúc, sản xuất đồ nội thất và thi công nội thất cho mọi khách hàng trên toàn quốc, tư vấn cách sử dụng thước lỗ ban trong nhiều lĩnh vực khác thông dụng như trong lựa chọn kích thước bàn thờ, thi công văn phòng, thiết kế văn phòng, coworking space (với các kích thước đo đạc bàn ghế làm việc cho giám đốc và nhân viên)… Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận những tư vấn miễn phí từ các KTS theo địa chỉ:

Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH

VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Website: vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7

27 đánh giá

Bình luận