Đất nhà thờ họ do ai đứng tên?

Thu Minh 53 0 6741

 Lịch sử nghìn văn hiến, việc xây dựng đền thờ, nhà thờ họ là tập quán lâu đời của Việt Nam và được coi là nét văn hóa cần được duy trì và tiếp nối. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc rằng: Đất nhà thờ họ có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Và nếu có thì sẽ do ai đứng tên?. Hãy cùng Vietnamarch tìm hiểu về vấn đề này nhé.

>>Xem thêm: Ai là người quản lý nhà thờ họ?

1. Đất nhà thờ họ có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Theo phong tục tập quán của người Việt, việc xây dựng nhà thờ họ là truyền thống lâu đời. Việc xây dựng nhà thờ họ là do các thành viên trong dòng họ quên góp lại. Và nhà thờ họ sẽ được tiếp nối, truyền từ đời này sang đười khác. Thế hệ các con cháu có trách nhiệm và nghĩa vụ trông coi, duy trì cũng như xây dựng, bảo tồn nhà thờ họ. Và cứ như vậy, thế hệ sau nữa sẽ lại duy trì nề nếp, thờ phụng vị Thủy Tổ và các vị tiên linh của dòng họ.

Đất nhà thờ họ do ai đứng tên? > Đất nhà thờ họ do ai đứng tên?

Nhà thờ họ được coi là tài sản chung của cả dòng tộc, sẽ không thuộc sở hữu của cá nhân nào cả, mà là của cả tập thể cộng đồng chung

Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:

“Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”

Như vậy, nhà thờ họ được coi là tài sản chung của cả dòng tộc, sẽ không thuộc sở hữu của cá nhân nào cả, mà là của cả tập thể cộng đồng chung. Bởi vậy, mọi người trong dòng họ đều có quyền sử dụng đất như nhau theo quy định của dòng họ và luật đất đai.

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 100 Luật đất đai 2013 có quy định:

“Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, chiếu theo điều luật đất đai trên, nhà thờ họ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu không xẩy ra tranh chấp nào.

2. Đất nhà thờ họ do ai đứng tên?

Theo luật đất đai, đất nhà thờ họ sẽ được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nhưng, vấn đề đặt ra là, nhà thờ họ là tài sản chung của của dòng họ, như thế thì đất nhà thờ họ do ai đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?. Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Đất nhà thờ họ do ai đứng tên? > Đất nhà thờ họ do ai đứng tên?

Đất nhà thờ họ do ai đứng tên?

Do đặc thù, đất làm nhà thờ họ là tài sản chung của cộng đồng, thuộc sở hữu chung nên mọi thành viên trong dòng họ sẽ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Về mặt luật pháp quy định, đất nhà thờ họ sẽ được cấp sổ đỏ, nhưng để cấp giấy chứng nhận thì cần xác định được người đứng tên. Vì đây là đất làm nhà thờ họ nên không thể chia ra từng mảnh để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mỗi người trong dòng họ được.

Vì vậy dòng họ phải tổ chức tiến hành họp và bầu người đại diện cho dòng họ, có văn bản ủy quyền đại diện của dòng họ đối với người đại diện. Từ đó người đại diện dòng họ sẽ đứng tên trên sổ đỏ cho người đại diện đó và phải ghi rõ là người đại diện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm nhà thờ họ theo quy định tại khoản 2 điều 167 luật đất đai năm 2013:

“Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.”

Như vậy việc nhà thờ họ sẽ do người đại diện của dòng họ đứng tên, nếu được thành viên dòng họ thừa nhận, ủy quyền cho người đại diện. Việc quy định như vậy, pháp luật đã đảm bảo được lợi ích của tập thể, cộng đồng, giữ vững nền phong tục, tập quán, văn hóa của người Việt Nam.

3. Có nên thuê công ty thiết kế, thi công xây dựng những kiến trúc truyền thống?

Câu trả lời là có nếu bạn thực sự không có thời gian cho việc thiết kế này, bởi đây thực sự là một vấn đề quan trọng. Và quan trọng nhất, nếu bạn đang thực sự cần một thiết kế xây dựng kiến trúc nhà thờ họ, đáp ứng được cả về khoa học, truyền thống dòng tộc, tâm linh thì bạn nên để công việc đó cho một công ty chuyên nghiệp.

Công ty kiến trúc nội thất VIETNAMARCH ở địa chỉ 61 Nguyễn Xiển (Hà Nội) là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm về tư vấn và thiết kế những kiến trúc truyền thống. Hãy liên hệ ngay mới chúng tôi:

Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH

VPTK: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam

Tel: 024.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)

Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7

Website: vietnamarch.com.vn

Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

 

23 đánh giá

Bình luận