Đo khoảng cách lớn hơn chiều dài thước lỗ ban đang dùng.
Trong tay bạn đang có thước lỗ ban 5m, nhưng kích thước khu đất là hơn 6m thì phải đo như nào?
Đây là câu hỏi tôi vẫn thường gặp và giải thích cho độc giả, Bạn có thể đọc thêm bài này để hiểu rõ hơn.
Thước lỗ ban trên thị trường hiện nay thường được tích hợp vào thước cuộn phổ thông, chiều dài phổ thông là 3m, 5m… thỉnh thoảng có 7m, 10m… Và thói quen đo của mọi người là kéo và nhìn trên thước. Nhưng điều này chỉ đơn giản khi khoảng cách cần đo nhỏ hơn chiều dài của cây thước đang dùng. Vậy khi khoảng cách cần đo mà lớn hơn chiều dài cây thước thì cách đo như nào?… Ví dụ bạn đang có cây thước 5m nhưng cần đo 1 khoảng tầm 7-8m… Cách đo như nào? Trong bài viết dưới đây, Vietnamarch sẽ hướng dẫn cho bạn cách đo chi tiết.
Xem thêm: Bảng tra kích thước lỗ ban.
Để nắm được cách đo, trước tiên bạn cần hiểu về các loại thước và cấu tạo của thước và chu kỳ thước.
1. Chu kỳ thước lỗ ban là gì.
Thước lỗ ban có 3 loại phổ biến là 38,8cm – 42,9cm – 52,2cm mỗi thước sử dụng cho các trường hợp khác nhau.
Số 38,8 – 42,9 – 52,2 là tên gọi của các thước, con số này cũng bằng đúng 1 chu kỳ thước. Mỗi chu kỳ thước lại được chia thành các cung khác nhau, mỗi cung có ý nghĩa phong thủy khác nhau.
Quan sát cây thước cuộn phổ thông có tích hợp thước lỗ ban, ta có thể nhìn thấy mỗi chu kỳ thước thường được đánh dấu bởi 1 con số. Ví dụ với 38,8cm sẽ kết thúc 1 chu kỳ của thước 38,8 (hay còn gọi tùy tiện là thước 39). Hoặc bạn có thể nhận thấy ở 42,9cm là kết thúc chu kỳ 1 của thước 42,9 (tùy tiện gọi là 43). Vị trí 52,2 cũng là kết thúc của chu kỳ 1 của thước 52,2.
2. Cách đo thước lỗ ban khi khoảng cách cần đo lớn hơn chiều dài thước.
Với bất kỳ chiều dài thước lỗ ban nào bạn đang có, bạn cần xác định rõ việc sử dụng thước nào để đo đúng trường hợp bạn đang cần. Ở đây tôi xin nhắc lại là:
· Thước lỗ ban 52,2 (52) cm: Để đo khối rỗng (đo lọt lòng), các khoảng thông thủy trong nhà như: Ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa đi, cửa sổ…
· Thước lỗ ban 42,9 cm: Để đo khối đặc (đo phủ bì), các chi tiết trong nhà, đồ đạc nội thất: Kích thước giường tủ, bệ bếp, bậc…v…v…
· Thước lỗ ban 38,8 (39) cm: Để đo kích thước âm trạch: Mồ mả, tiểu, quách, bàn thờ…v…v..
Tiếp theo bạn cần hiểu cách đo thước lỗ ban là thường đo theo chu kỳ thước, ở chu kỳ cuối cùng lẻ ra bao nhiêu, vào cung nào thì đó chính là kết quả phép đo.
3. Ví dụ trường hợp đo cụ thể.
Ví dụ trường hợp cụ thể: Nếu bạn đang có cây thước 5m trong tay, nhưng khoảng cách bạn cần đo là khoảng 6m cho kích thước khuôn viên đất dựng nhà, vậy bạn sẽ đo như nào?.
Đầu tiên bạn xác định trong trường hợp này cần dùng thước 42,9 để đo phủ bì.
Tiếp theo bạn kéo thước để đo bắt đầu từ 0cm đến 429cm (tương đương với 10 thước – hay 10 chu kỳ thước). Bạn có thể kéo đến 11, 12, hoặc 13 chu kỳ thước thì tùy và cần đánh dấu lại. Sau đó xem thiếu bao nhiêu cm nữa để đủ khoảng cách cần đo.
Kinh nghiệm của tôi thường kéo 10 chu kỳ thước để tiện nhớ và hình thành thói quen, sau sẽ rất ít bị nhầm. Trong trường hợp này, tôi sẽ dừng ở 42,9 để vừa trong 10 chu kỳ, sau đó sẽ kéo thước thêm 1 lần nữa từ 0cm 171cm. (171 + 429 = 600cm), lúc này 171cm trên thước 42,9 chỉ vào cung Hưng Vượng là kết quả của phép đo.
Khi có kinh nghiệm nhiều hơn, bạn cũng sẽ tìm ra nhiều cách đo thú vị và nhanh hơn, hoặc có thể tự nhẩm tính được kết quả.
Trên đây Vietnamarch hướng dẫn bạn cách đo thước lỗ ban với trường hợp khoảng cách lớn hơn chiều dài thước đang sử dụng. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về thước lỗ ban, Bạn vui lòng để lại câu hỏi bên dưới hoặc nhắn tin theo số Hotline, KTS Vietnamarch sẽ hỗ trợ bạn.
Phòng tư vấn Vietnamarch