Chú ý gì khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự
Làn sóng khởi nghiệp ngày càng phát triển vô cùng mạnh mẽ; Đồng thời nguồn cung ứng văn phòng tại các khu vực trung tâm trở nên rất khan hiếm. Do đó, giá thuê mặt bằng để sử dụng làm văn phòng đương nhiên cũng tăng theo. Đây chính là nguyên nhân khiến cho những người có nhu cầu sở hữu một nơi an cư có thể phối hợp với trụ sở làm việc trở thành xu thế chung. Phần trình bày sau đây của chúng tôi sẽ gợi ý cho quý độc giả những chú ý nên nhớ khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự.
- 1. Xu thế tất yếu của trào lưu thiết kế văn phòng nhà biệt thự
- 2. Các chú ý cho từng hạng mục khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự
- 2.1. Đảm bảo về diện tích khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự
- 2.2. Sảnh tiếp tân và phòng nhân viên trong thiết kế văn phòng nhà biệt thự
- 2.3. Hạng mục phòng giám đốc trong dự án thiết kế văn phòng nhà biệt thự
- 2.4. Chi tiết về phòng ăn – phòng họp nhân viên khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự
- 3. Nhận thêm các phương án thiết kế văn phòng nhà biệt thự từ các kiến trúc sư chuyên môn cao
1. Xu thế tất yếu của trào lưu thiết kế văn phòng nhà biệt thự
Hiện nay, biệt thự theo phong cách hiện đại được phối hợp với văn phòng (Officetel) vô cùng thích hợp đối với kiến trúc nhà ở. Đặc biệt nhất là tại những đô thị lớn, có nhu cầu cho thuê mướn hay sang nhượng về sau. Thông thường, chủ đầu tư có thể ở, đồng thời mở công ty, hay cũng có thể cho thuê lại một phần hay toàn bộ ngôi nhà. Với phong cách kiến trúc nêu trên, kinh phí đầu tư ban đầu đối với phần nội thất có thể sẽ thấp hơn nhà ở, hay cũng có thể không cần đầu tư mà để cho người thuê tự xử lý.
Chúng tôi sẽ trình bày một số chú ý nên nhớ trong thiết kế văn phòng nhà biệt thự để quý khách hàng có thêm tư liệu tham khảo cho công trình của mình.
Xem thêm: Mẫu thiết kế văn phòng xanh 250 chỗ ngồi đẹp hiện đai tại Nhân Chính
2. Các chú ý cho từng hạng mục khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự
2.1. Đảm bảo về diện tích khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự
Trong phương án thiết kế văn phòng nhà biệt thự, chủ đầu tư cần đảm bảo diện tích khoảng từ 200 đến 300m2. Chúng tôi khuyến nghị cần phải có tổng cộng ít nhất khoảng 4 tầng nhằm đảm bảo không gian sinh hoạt và không gian làm việc. Trong đó bao gồm:
- Tầng 1 được dùng chủ yếu để kinh doanh và làm văn phòng.
- Tầng 2 chính là phòng của giám đốc.
- Tầng 3 gồm có phòng ăn – phòng họp cho nhân viên và phòng thờ.
- Tầng 4 được dùng chủ yếu để sinh hoạt.
Như thế, vừa đảm bảo được sự riêng tư cho không gian sinh hoạt nhưng vẫn tách biệt với không gian văn phòng.
2.2. Sảnh tiếp tân và phòng nhân viên trong thiết kế văn phòng nhà biệt thự
Đặt chân vào căn biệt thự, quý khách hàng phải trông thấy bàn lễ tân trước tiên. Đi sâu vào phía bên trong, sẽ lần lượt phân bố những khu vực bàn làm việc cùng với các trang thiết bị vô cùng hiện đại, ví dụ như: máy tính và máy in, …
Bàn làm việc cần phải được thiết kế sao cho thật chỉn chu, tươm tất, chất liệu dựa vào khả năng và nhu cầu, màu sắc cần phải tươi sáng, hoàn mỹ. Những kệ tủ chứa đồ dùng cũng cần phải tích hợp liền kề bên cạnh nhằm để phục vụ nhu cầu sử dụng của toàn thể nhân viên trong công ty.
Vào phía sâu bên trong cần phải bố trí một bàn nhỏ để tiếp khách. Đó là nơi làm việc của thư ký giám đốc hay trợ lý giám đốc. Thư ký hoặc trợ lý giám đốc sẽ có trách nhiệm đặc biệt là tiếp đón khách trong trường hợp họ muốn gặp mặt và trao đổi, thảo luận với giám đốc. Bàn làm việc cùng với các trang thiết bị của thư ký hay trợ lý giám đốc đương nhiên cũng cần đồng bộ với không gian làm việc ở phía bên ngoài.
2.3. Hạng mục phòng giám đốc trong dự án thiết kế văn phòng nhà biệt thự
Không gian nội thất trong phòng của giám đốc cần phải biểu hiện tương ứng cùng với đẳng cấp của căn biệt thự. Nên ứng dụng phối hợp giữa tông màu trung tính (đó là các màu: xám, đen, trắng) cùng với tông màu ấm của chất liệu gỗ và những phụ kiện nội thất nhằm mục đích làm nổi trội vượt bậc sự quý phái, sang trọng của không gian phòng giám đốc.
Liền kề bàn làm việc cùng với sofa, phòng giám đốc cần phải bố trí riêng một khu vực phòng họp chính, sử dụng cho khoảng 10 người trở lên, nhằm luôn đảm bảo hiệu suất thực hiện nhiệm vụ của văn phòng.
2.4. Chi tiết về phòng ăn – phòng họp nhân viên khi thiết kế văn phòng nhà biệt thự
Phòng thờ cùng với phòng ăn – phòng họp dành cho nhân viên thường sẽ được bố trí đối diện cùng nhau. Dựa vào đó, ngoài việc sử dụng phòng ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống, chúng ta cũng có thể dùng nó để làm nơi họp nhóm nhỏ trong những lúc các nhân viên cần thảo luận. Trong phòng nêu trên, cần phải bố trí một bàn ăn nhỏ, sử dụng cho khoảng 8 – 10 người. Vật liệu gỗ cùng với màu sắc gỗ cần phải đồng bộ với không gian nội thất tại tầng 1.
Trong phòng thờ, chúng ta có thể phối hợp thờ gia tiên của gia chủ và bàn thờ thần linh nhằm phù hộ cho công việc kinh doanh của công ty được may mắn, thuận lợi.
Còn lại tầng trên cùng nên dành làm không gian sinh hoạt riêng tư cho gia đình của chủ nhà, đảm bảo sự dễ chịu và thoải mái của các thành viên trong gia đình.
Tham khảo: 10 Mẫu bàn thờ trơn đẹp cho không gian thờ hiện đại
3. Nhận thêm các phương án thiết kế văn phòng nhà biệt thự từ các kiến trúc sư chuyên môn cao
Vietnamarch chuyên thiết kế văn phòng hiện đại trên cả nước. Với những chuyên gia giàu kinh nghiệm, dịch vụ thiết kế thi công trọn gói, chúng tôi đã đem đến vô số giá trị to lớn đối với khách hàng.
Nếu như bạn cần đầu tư một văn phòng cực kỳ đẳng cấp như vậy, đừng băn khoăn, hãy mau chóng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.
Vietnamarch – Đơn vị Thiết kế văn phòng uy tín: 0918.248.297