Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa

Phạm Thoa 31 0 4561

Nếu bạn có dịp ghé về Thanh Hóa đừng bỏ lỡ nhà thờ tổ Họ Lại Việt Nam tại Hà Dương ,Hà Trung Thanh Hóa. Ngôi nhà thờ tổ này đã ghi dấu bao đời họ Lại uy nghiêm trong lịch sử .Đợt vừa rồi chúng tôi có được về thăm nhà thờ Tổ dự lễ yên vị bát Hương nhà từ đường họ Lại Việt Nam. Buổi lễ diễn ra uy nghi và trang trọng khiến lòng ai cũng bồi hồi cảm xúc

1.Từ đường họ Lại Việt Nam- một chôn quay về !

Đất Quang Lãng (xã Hà Dương, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá), nơi mà phần lớn con cháu họ Lại khắp nơi trong cả nước đều coi là đất tổ thiêng liêng, có mộ thiên táng của Triệu tổ họ Lại Dòng Quang Lãng là quan huyện thừa Lại Thế Tương, nhân dân địa phương thường gọi là “Mả Thiên Vương”, và có từ đường thờ Người, cạnh chùa Thiên Vương thường gọi là “Nhà thờ họ Lại”, hay “Đền thờ Lại Thế Khanh”. Ngôi từ đường này nguyên thủy là Đền thờ Thái tể Khiêm quốc công Lại Thế Khanh. do cháu nội là Phương quận công Lại Thế Hiền chủ trì xây dựng năm 1632, sau mở rộng thêm chuyển thành Nhà thờ họ Lại toàn quốc.

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > Từ đường họ Lại Việt Nam- một chôn quay về

2.Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam

Nguồn gốc nhà thờ họ Lại

Họ Lại được nói tới ở đây là dựa theo bản Phả Họ Lại viết năm 1990, với sự tham dự của 23 chi họ, trong đó có 2 chi lớn, một ở huyện Kim Bảng, Hà Nam, một ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Ban tu soạn Phả Họ Lại này cho rằng đã tìm ra và liên kết được hơn 200 chi họ Lại trên toàn quốc, trong đó có 2 chi ở Quỹ Nhất, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, là quê của ông ngoại.

Thủy tổ của họ Lại dựa theo các bản gia phả cũ các chi họ Lại trên toàn quốc truy được đến cụ Lại Thế Tiên, vào đầu thế kỷ thứ 15, tức giai đoạn nước mình thuộc nhà Minh và thời Lê sơ.

Bản gia phả xưa nhất trong các chi họ Lại còn giữ được đến nay là bản gia phả bằng chữ Hán của chi họ Lại ở Hà Trung, Thanh Hóa viết năm 1740, đời vua Lê Hiển Tông. Như thế bản chữ Hán này viết về tổ tiên họ trước đó 3 thế kỷ rưỡi (từ khoảng 1400 đến 1740) một thời gian khá xa. Với tài lực của một dòng họ, dù là vọng tộc, thì việc truy tìm sợi dây huyết thống hơn 3 thế kỷ trước đó có thể mang tính duy y chí hơn là duy lý.

Triệu tổ họ Lại, con cụ Lại Thế Tiên, là Lại Thế Tương, sống vào đời nhà Lê, mộ đến nay vẫn còn ở Thanh Hóa.

Quê họ Lại gốc ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, cùng quê với vua chúa Nguyễn, ngày trước gọi là huyện Tống Sơn

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam

Nhà thờ họ Lịa được xây dựng khang trang với nhà thờ họ 3 gian hai mái đẹp trang trọng. Được xây một cách truyền thống và kiên cố. Hai bên là hai cột đồng trụ chắc chắn. Giữa nhà thờ họ là chiếc lư đồng lớn , bên cạnh chưng hoa và cờ phục vụ cho lễ yên vị bát hương

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam

Bên trong nhà thờ họ trang nghiêm, được sơn son thiếp vàng sang trọng, khắc phù điêu võng lọng đẹp mắt

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam

Bàn thờ yên vị bát hương được bày biện mâm cúng đầy đủ chi tiết, Hai bên là hai bình hoa tươi lớn mang lại sắc khí tươi mới cho gia tộc họ Lại.

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam

Vì chuẩn bị cho lế yên vị bát hương nên xung quanh nhà thờ họ được trang hoàng đẹp mắt. Chim hạc còn gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang tới.Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đôi khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ.
Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối.
Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.

Hai bên là hai chim hạc cao 1.7m tượng trưng cho sự giác ngộ

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời.

HÌnh ảnh nhà thờ họ đẹp uy nghi là chốn đi về cho những người con họ Lại trên toàn đất nước Việt nam

 

Lễ yên vị bát hương nhà thờ tổ họ Lại Việt Nam tại Thanh Hóa > HÌnh ảnh nhà thờ họ đẹp uy nghi là chốn đi về cho những người con họ Lại trên toàn đất nước Việt nam

Video được quay lại cảnh các sư đang làm lễ yên vị bát hương tại nhà thờ họ Lại Việt Nam

 

18 đánh giá

Bình luận