Nhà Rường Huế- Vẹn nguyên một mảnh hồn dân tộc trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền

Phạm Thoa 29 0 6434

Nhà Rường Huế thực sự là khái niệm không mấy xa lạ đối với những ai biết về nhà gỗ, về các công trình truyền thống như nhà thờ họ. Tuy nhiên sẽ là mới mẻ và lạ lẫm với thế hệ trẻ bây giờ mỗi khi nhắc tới nhà rường. Mà nhắc tới nhà rường là gắn liền với Huế bởi đó là đặc trưng của miền đất này từ bao đời nay- Một mảnh hồn dân tộc trong kiến trúc nhà gỗ cung đình xưa. Hãy chậm lại phút giây để chiêm nghiệm những nét đẹp cổ xưa hiếm có của loại hình nhà độc đáo này nhé !

Tại sao gọi là nhà rường ?

Nhà Rường Huế- Vẹn nguyên một mảnh hồn dân tộc trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền > Một mảnh hồn dân tộc trong kiến trúc nhà gỗ cung đình xưa

Một mảnh hồn dân tộc trong kiến trúc nhà gỗ cung đình xưa ( Nguồn ảnh: thamhiemmekong.com)

Với thế hệ 8x, 9x,10x…thì nhà rường thật sự khá xa lạ. Trong quá trình tìm hiểu về nhà thờ họ, bản thân tác giả mới bất chợt đọc được bài viết về nhà rường. Càng tìm hiểu càng say mê cái nét cổ truyền độc đáo mà không kém phần đặc sắc này.

Vậy thế nào là nhà rường? Rường nghĩa là rường cột. Toàn bộ cấu trúc của nhà này đều được làm bằng gỗ thật. Khác với nhà từ đường có thể được làm bằng bê tông cốt thép hoặc đan xen với gỗ . Thì nhà rường là tổng hợp của hệ thống cột kèo bằng gỗ . Các cột nối với nhau bằng chốt, mộng gỗ có thể tháo lắp dễ dàng để vận chuyển ra vị trí khác khá đơn giản, linh hoạt.

Chính vì thế nên bạn đọc sẽ không phải ngạc nhiên khi đâu đó trong các nhóm thi công thiết kế nhà thờ gỗ, các công trình truyền thống có nghe nói tới việc bán nhà rường. Rồi việc vận chuyển nhà rường đi tới các vùng khác như Đắc Lắc,  Kon Tum, Cà Mau, …đều được .  Chính vì kết cấu linh hoạt đó tạo nên giá trị của nhà rường có thể lắp đặt được ở bất kì nơi nào .

Tại sao khi nói tới nhà rường thì lại nhắc tới Huế?

Huế có nhiều món đặc sản không nơi nào giống được. Nhà rường cũng thế. Nhiều nơi cũng có nhà rường nhưng đặc trưng của Huế thì không thể nào phủ nhận. Điều này có được bởi truyền thống ăn, ở, sinh hoạt nhà rường có từ lâu đời tại Huế. Cái nếp nhà đặc sắc truyền thống ăn sâu vào từng thiết kế nhà của người dân nơi đây, tạo nên bản sắc văn hóa làng quê không thể lẫn lộn được.

Cho nên mới nói, nhiều người kĩ tính đặt nhà rường, nhưng phải đúng là nhà rường Huế mới ưng. Là vì thế . Nó đẹp đặc trưng như chính những món ăn độc đáo ở xứ kinh thành Huế xưa vậy.

Đặc trưng nhà rường Huế

Nhà Rường Huế- Vẹn nguyên một mảnh hồn dân tộc trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền > Nhà rường đặc trưng bởi hệ thống cột gỗ, vì kèo...

Nhà rường đặc trưng bởi hệ thống cột gỗ, vì kèo…Nguồn ảnh: thamhiemmekong.com

Khi nhìn vào cấu trúc của một ngôi nhà gỗ cổ truyền , bạn có thể dễ dàng hình dung được nhà rường Huế như sau:

Đó là một ngôi nhà gỗ đơn giản, có thể 3 gian 2 chái hoặc 1 gian 2 chái. Đặt trong một không gian rộng lớn nhiều cây xanh bóng mát . Bao xung quanh là bức tường bảo vệ nhà và khuôn viên rộng lớn. Như các quán cafe vườn hiện nay, thì khuôn viên nhà rường rất đẹp với nhiều cây cối xanh tươi mát mắt. Có thể được dạo bước trong khung cảnh này sẽ làm cho con người như được trở về với thiên nhiên, nguồn cội. Đây có lẽ là lí do làm cho các công trình mang tính chất dịch vụ giải trí ăn uống , du lịch hiện nay lấy làm khuôn mẫu xây dựng .

Nhà rường mặc dù được thiết kế nhỏ bé so với tổng khuôn viên xây dựng nhưng về mặt cấu  trúc  thì bao gồm đầy đủ các hạng mục cần thiết như : Nhà chính-Nhà phụ hay còn gọi là nhà ngang- bình phong- câu đối- có thể có cả mồ mả tổ tiên được quy tụ trong đó.

Hình dung về ngôi nhà rường có thể làm cho bạn đọc thấy thấp thoáng hình bóng của nhà thờ họ  truyền thống và nhà vườn ngày nay . Mẫu nhà rường này hiện nay được các vị đại gia ưa chuộng bởi vẻ đẹp gần gũi tự nhiên, lôi cuốn con người trở về với cây cỏ. Thả mình và thư giãn tuyệt đối trong không gian thật mà như mơ này.

>>>Xem ngay 300 mẫu nhà thờ họ truyền thống đẹp truyền thống gần gũi với nhà rường Huế

Phân loại nhà rường Huế

Để phân loại nhà rường Huế thì dựa trên nhiều tiêu chí cụ thể. Mỗi tiêu chí đều có đặc điểm riêng để nhận dạng

  • Căn cứ vào vật liệu làm nhà : Có nhiều vật liệu làm nhà: Tre- làm thành nhà tre, gỗ-làm thành nhà gỗ- nhà tranh- nhà phên- nhà lá -nhà ngói.

Thông thường nhà rường được làm bằng gỗ . Nhưng gỗ lim ít được dùng vì nguyên nhân được tìm hiểu như sau:

“Người Huế xưa không chuộng gỗ lim, vì họ cho rằng loại gỗ này rất độc, cả về thể chất lẫn tinh thần. Thêm vào đấy lim là loại thiết mộc không thể tự huỷ, trái với quy luật sinh lão bệnh tử của nhà Phật. Vì vậy lim được coi là loại gỗ bất tường, không nên sử dụng trong việc làm nhà. Thay vào đó, nhà rường ở Huế được làm từ các loại gỗ bản địa phổ thông như kiền, gõ, và nhất là mít rừng từ Quảng Trị.

Thật ra người Huế không dùng gỗ lim làm nhà có lẽ cũng chỉ vì phép vua. Từ triều Minh Mạng đã có chỉ dụ cấm thường dân sử dụng gỗ lim. Về sau điều này được khẳng định bằng một đạo dụ năm Tự Đức thứ 14 (1861). Nếu gỗ lim thực sự độc hại như thế thì tại sao các cột trong Đại Nội, kể cả ở cung hoàng thái hậu, đều dùng loại gỗ này? Có lẽ người xưa đã thêu dệt các lí do độc hại nói trên, để làm cớ cho dân chúng tuân lệnh vua dễ hơn”(Theo báo thuathienhue.gov.vn)

  • Căn cứ vào cấu trúc nhà rường:

Nhà đơn

Nhà kép

Nhà 1 gian 2 chái- Hay còn gọi là nhà 1 căn

Nhà 3 gian -3 căn 2 chái

Nhà 5 gian

Phần lớn đều xây thấp và nhỏ bé .

  • Căn cứ vào hình dáng:

Nhà vuông, nhà bánh ú , nhà băng..

  • Căn cứ vào bố trí nhà chính, phụ: có nhà kiểu chữ Nhất, chữ Đinh, chữ Công…

Nhà rường Huế chuẩn  phong thủy

Ngoài việc xác định hướng nhà chuẩn phong thủy thì trong thi công nhà gỗ , luôn sử dụng thước đo kích cỡ nhà, cổng , cửa đó là thước lỗ ban. Mỗi kích cỡ của rường , cột, vì kèo….đều được đo đạc cẩn thận để có thể có được thước đo chuẩn chỉ nhất, đúng chuẩn phong thủy cho mỗi ngôi nhà .

“Có hai loại thước Lỗ Ban được dùng trong việc xây nhà ở Huế ngày xưa. Loại đầu tiên là Bát mộc xích, dài 42,7cm, để đo cột, kèo và mọi chiều dài rộng trong nhà. Loại thứ hai quan trọng hơn, là Bát mộc xích, dài 28,4cm, để đo chiều rộng cửa, ngõ. Mỗi thước Lỗ Ban được chia làm 8 cung, trong đó có 4 cung cát (tốt lành) và 4 cung hung (xấu). Mỗi cung lại chia làm 4 phần. Thí dụ như cung Phước Đức có 4 phần: Âm Đức, Thiên Sanh, Lục Hạp, Nghênh Phước “(Theo báo thuathienhue.gov.vn)

>>>Tìm hiểu về thước lỗ ban – thông tin từ chuyên gia phong thủy

Một vài câu chữ không thể nói hết được những điều thú vị về nhà rường. Tuy nhiên đây là một trong những cấu trúc nhà truyền thống vô cùng ấn tượng và cần được bảo tồn trong tương lai.

27 đánh giá

Bình luận