Những nguyên tắc thiết kế chùa Việt quan trọng cần nắm được

Trương Huyền 36 0 29746

Chùa là một loại hình kiến trúc truyền thống Việt Nam xuất hiện khá nhiều và thiết kế chùa cũng luôn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo mang được nét kiến trúc truyền thống đậm nét và chuẩn mực nhất. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu những nguyên tắc thiết kế chùa Việt quan trọng cần nắm được dưới đây nhé!

>>Xem ngay: 10 mẫu thiết kế chùa chiền, miếu thờ đẹp

1. Tổng quan kiến trúc chùa Việt

Chùa là một trong những công trình xây dựng lớn, có khi là cả một quần thể kiến trúc mang tính tâm linh của người Việt. Xây dựng chùa là một việc hết sức trọng đại, đặc biệt ở các làng quê Việt Nam. Trước khi xây dựng chùa, người ra phải chọn đất tốt, hướng tốt theo quan niệm phong thủy và ngày, giờ tốt. Chùa Việt thường được xây dựng bằng các vật liệu tốt nhất và quen thuộc như tre, tranh, gỗ, gạch, ngói… Kinh phí xây dựng, tôn tạo chùa… thường là do mọi tầng lớp dân cư quyên góp (tiền công đức) và ở hầu hết các chùa đều ghi nhận tên những người công đức trên cột, tường hoặc ở các bàn thờ bằng đá, thậm chí trên các đồ sành, sứ trong chùa như bát hương, bình hoa, chân đèn…

Những nguyên tắc thiết kế chùa Việt quan trọng cần nắm được > Chùa là một quần thể công trình kiến trúc tâm linh của người Việt

Chùa là một quần thể công trình kiến trúc tâm linh của người Việt

2. Thiết kế chùa Việt theo cấu trúc

Theo bố cục cấu trúc thì chùa Việt thường được xây dựng với các kiểu cấu trúc phổ biến là chùa chữ Đinh (丁) với nhà chính điện nối thẳng góc với nhà tiền đường, chùa chữ Công (工) với chính điện và tiền đường song song nhau và được nối nhau bằng nhà thiêu hương, chùa chữ Tam (三) với 3 nếp nhà song song gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng và chùa kiểu Nội công ngoại quốc (phía trong hình chữ Công (工), phía ngoài có khung bao quanh như bộ Vi (口) với hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường với nhà hậu đường làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hoặc các công trình kiến trúc khác ở giữa.

Những nguyên tắc thiết kế chùa Việt quan trọng cần nắm được > Thiết kế chùa với nhiều cấu trúc, bố cục

Chùa thiết kế với nhiều cấu trúc, bố cục

3. Nguyên tắc thiết kế kiến trúc chùa Việt

Một công trình chùa Việt sẽ được xây dựng với nhiều phong cách, kiểu dáng khác nhau nhưng thông thường sẽ không thể thiếu những bộ phận quan trọng như cổng tam quan (cổng vào chùa với 3 cửa vào, tầng trên tam quan có thể dùng làm gác chuông), sân chùa (nơi đặt các chậu cây cảnh, hòn non bộ, đôi khi có xây dựng cả các ngọn tháp), nhà bái đường (hay nhà tiền đường, là nơi có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, ở giữa là hương án nơi mà mọi người đến lễ thường thắp hương), chính điện (là nơi quan trọng nhất có bày các pho tượng Phật, giữa nhà bái đường và chính điện có một khoảng trống nhỏ để ánh sáng tự nhiên chiếu vào), hành lang (song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường), hậu đường (nhà tổ, phía sau chính điện). Ngoài công trình chính, chùa Việt thường bài trí thêm vườn cây, vườn hoa, giếng, ao, hồ sen…

Những nguyên tắc thiết kế chùa Việt quan trọng cần nắm được > Thiết kế chùa Việt với nhiều bộ phận khác nhau

Chùa Việt thiết kế với nhiều bộ phận khác nhau

4. Những nét đặc trưng kiến trúc chùa Việt

Thiết kế chùa Việt mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam thể hiện ở những nét sau:

– Mái chùa: Triền mái thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái, phần mái lớn chiếm 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, góc mái (tàu đao) làm cong uốn ngược, còn gọi là đao quật. Trên mái có sự xuất hiện những hình ảnh con giống được làm từ đất nung hay vữa truyền thống, ở các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm (rồng, cá chép hóa rồng…) ở hai đầu bờ nóc… Hệ thống đỡ mái hiên là bằng cây kẻ, hay bẩy. Mái thường lợp ngói mũi hài, kiểu 4 mái hoặc 8 mái cong.

– Cột chùa: Cột chùa thường tròn và to mập, phình ở giữa, có chân, chống đỡ sức nặng của cả công trình. Cột thường có cột cái, cột con và cột hiên. Chùa thường gồm có các vì nối với nhau bằng các xà. 

– Cửa chùa: Thường được làm bằng gỗ tự nhiên với nhiều kiểu dáng khác nhau, là loại cửa bức bàn hoặc cửa “thượng song hạ bản” (phía trên chấn song, phía dưới làm gỗ kín), ngưỡng cửa xây cao, cửa ra vào thường rộng lớn còn cửa sổ nhỏ.

Những nguyên tắc thiết kế chùa Việt quan trọng cần nắm được > Thiết kế chùa Việt mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam

Chùa Việt được thiết kế mang đậm nét kiến trúc truyền thống Việt Nam

Vietnamarch tổng hợp biên soạn – Tư liệu wikipedia.org

>>Xem ngay: Thiết kế kiến trúc chùa Sùng Ngọc thôn Ngọc Mai, Hải Dương

5. Liên hệ đơn vị thiết kế và thi công nhà thờ họ chuyên nghiệp và uy tín

Để được tư vấn nguyên tắc thiết kế chùa và đưa ra các mẫu thiết kế chùa đẹp nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi nhận tư vấn, thiết kế kiến trúc, thi công hoàn thiện các công trình kiến trúc truyền thống như: nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà gỗ cổ truyền, đình chùa, miếu mạo, lăng mộ… cho tất cả khách hàng trên toàn quốc. Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH

VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Website: vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7

30 đánh giá

Bình luận