Giải mã sức nóng phong cách Indochine qua thiết kế kiến trúc mang đậm hơi thở Đông Dương
Phong cách Indochine -một bản giao thoa giữa hai luồng văn hóa tạo nên những kiệt tác kiến trúc để đời khiến ai chiêm ngưỡng cũng bị đắm đuối mê say. Một bên là sự ngọt ngào tinh tế của Pháp , một bên là nét cổ điển của dấu ấn thời gian huyền thoại rất riêng của các nước Đông Dương được ví như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông” .Cùng Vietnamarch tìm hiểu về Indochine style qua bài viết nhỏ dưới đây nhé!
1.Nguồn gốc tên gọi Indochine style
Là phong cách mang trong mình cả hai tính chất của Pháp và Đông Dương. Vậy tên gọi Indochine style có ý nghĩa gì?
Có nhiều tài liệu nói về điều này . Vietnamarch chắt lọc và chọn ra phương án hợp lí hơn cả.
Bán đảo Đông Dương, hoặc gọi bán đảo Ấn – Trung, Đông Nam Á đất liền, là một bán đảo nằm tại Đông Nam Á, là một trong ba bán đảo lớn ở phía nam châu Á. Vì nguyên nhân do vị trí địa lí sát gần Ấn Độ và Trung Quốc, và lại bị ảnh hưởng nhiều của hai nước Ấn Độ và Trung Quốc, cho nên trên quốc tế gọi là Indochina (chữ gốc Indo-China). Bán đảo Đông Dương ngày nay bao gồm những quốc gia là Lào, Campuchia, Việt Nam , Thái Lan, Myanmar, Malaysia bán đảo.
Các nước đông Dương chịu sự đô hộ của thực dân Pháp- gọi là thời kì Pháp thuộc – làm ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền văn hóa của những nước thuộc địa này trong đó có Việt Nam.
Phong cách Indochine lúc đầu mang đậm đặc bản sắc Pháp do quá trình đô hộ Pháp áp đặt nhiều thể chế lên đất nước ta. Tuy nhiên trong quá trình phát triền , để phù hợp với thời tiết khí hậu Việt Nam nên các chất liệu thân thuộc của Pháp dần được thay thế bởi những vật liệu truyền thống sẵn có của chúng ta. Vì thế cho nên phong cách Indochine mới có sự giao thoa đặc biệt đến như vậy.
Người đóng góp công sức to lớn cho nền móng phát triển phong cách Indochine tại Việt Nam là KTS Pháp Emest Hébrard (1875-1933). Ông là nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bây giờ. Ông còn là tác giả nhiều công trình nổi tiếng tồn tại đến ngày nay như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội), Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, HCMC), Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
2.Phạm vi phong cách thiết kế Indochine
Indochine Style là một phong cách đã xuất hiện từ rất lâu đời . Trước kia phong cách này tập trung xuất hiện tại các không gian nhà hàng , khách sạn sang trọng. Nhưng ngay nay bên cạnh sự phát triển của các phong cách đình đám khác như phong cách thiết kế xanh, phong cách hiện đại, phong cách thô mộc, công nghiệp…thì Indochine style cũng được mở rộng ra các không gian nhà ở, thiết kế văn phòng , biệt thự, không gian thờ phụng của gia đình…qua các thiết kế bàn thờ độc đáo…
Các danh giới đang dần được xóa nhòa, bỏ qua mọi ràng buộc của tri thức, tất cả đều được trải nghiệm những cung bậc mới của nền nghệ thuật đương đại.
3. Đặc điểm nổi trội của Phong cách thiết kế kiến trúc Indochine
3.1.Màu sắc chủ đạo trong phong cách Indochine
Là sự kết hợp hài hòa sự tính sang trọng thanh lịch của văn hóa Pháp cùng với sự nồng ấm nhiệt thành của các nước Đông Dương thuộc vùng khí hậu Nhiệt đới nên về màu sắc có hai luồng cơ bản như sau:
Thứ 1 là tôn sùng những gam màu trung tính nhã nhặn thanh lịch như màu của trang phục Pháp thường thấy trắng, vàng kem, vàng nhạt và đặc biệt là màu sắc này gần gũi với tự nhiên , với những vật liệu quen thuộc của người Việt như mây tre đan. Do vậy trong kiến trúc Indochino ta dễ dàng bắt gặp những không gian hoài niệm nhẹ nhàng sâu lắng.
Thứ 2 là những gam màu nóng ấm màu đỏ, cam, tím,…tạo nên sự mạnh mẽ ấm áp của những con người sống ở vùng đất Nhiệt đới. Phổ biến nhất là màu vàng, mang lại sự tự tin trải nghiệm, phong thủy tuyệt vời cho gia chủ.
3.2. Chất liệu Á Đông chiếm vị trí chủ đạo trong thiết kế
Như đã nói ở trên, do gia nhập vào Việt Nam nên chất liệu phù hợp với khí hậu nóng ẩm dần thay thế cho những chất liệu Pháp mang tới bởi tính sẵn có và chất lượng bền bỉ dài lâu của sản phẩm.
Những chất liệu thường được dùng như : Chất liệu gỗ, mây, tre gạch nung, gạch bông.. là những chất liệu thường thấy nhất trong phong cách Indochine. Những chất liệu này gần gũi với con người phương Đông bởi chúng có hoàn toàn trong tự nhiên, phát triển thuận lợi trong khí hậu nóng ẩm . Do vậy nguồn cung cấp thì lớn mà chất lượng lại bền bỉ theo năm tháng. Đồng thời trong kiến trúc xây dựng chúng tạo nên ấn tượng về sự gần gũi, thân thiện, cởi mở và rất Thiên nhiên.
3.3.Họa tiết hoa văn trang trí
Những đường nét hoa văn mang đậm phong cách Á Đông. Các họa tiết trang trí xuất hiện trên nền kiến trúc nhà, kiến trúc văn phòng với nhiều hình thái như họa tiết mắt lưới, họa tiết hình chữ nhật, họa tiết hình tam giác, ô vuông, vảy cá, mai rùa, họa tiết tròn…
Những hình họa tiết đơn giản mà tinh tế được tạo nên đầy dụng ý trong từng góc không gian. Là một cách trang trí vô cùng đơn giản mà đẹp cổ điển.
Chúng ta có thể thấy nhiều trên hệ cửa gỗ sơn màu trầm mặc, trên gạch bông trang trí, trên then cài…
Ngoài ra có thể thấy các hoạ tiết khác mang đậm phong cách truyền thống như họa tiết hai con rồng trong ngũ long tranh châu, quạt, gươm, quả bầu, bút, sách, đàn, cây sao, phất trần… Cùng với đó là xuất hiện của các họa tiết hoa, lá, cành sẽ bao gồm Mai, Sen, Tùng, Cúc, Trúc, biểu tượng của Tứ Qúy, là 4 mùa trong năm.
Đặc biệt trong không gian thờ gia đình, họa tiết truyền thống càng được chú ý để lồng ghép trong những thiết kế bàn thờ theo phong cách Indochino trang nhã cùng hình ảnh hoa sen đẹp tinh khôi.
Hoặc độc đáo hơn là những mẫu phòng thờ với nhiều hình ảnh truyền thống như những con vật trong tứ linh như Long, Lân, Quy, Phụng hoặc những, họa tiết có hình con cá, con dơi, con sư tử, con cọp,…
Vì phong cách này mang lại không khí Đông Dương truyền thống nên việc tái hiện lại không gian xưa với những bức phù điêu, tượng tròn Chămpa…đẹp mắt và hoài cổ.
Mỗi một bản thiết kế kiến trúc hoàn thành mang phong cách Indochine chính là một bản giao hưởng tuyệt đẹp giữa một nước Pháp thanh lịch quyến rũ kết hợp với một Á Đông thuần khiết tinh tế. Vietnamarch đã thiết kế thi công nhiều công trình nhà ở, biệt thự, chung cư, không gian thờ truyền thống theo phong cách này.
*** Xem ngay mẫu phòng thờ truyền thống mang đậm hơi thở Đông Dương
Nguồn ảnh:st