Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Thu Minh 80 0 59

Được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất văn phòng, gỗ công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong các công trình thi công văn phòng hay các công trình dân dụng – nhà chung cư. Hiểu được giá trị và vai trò của nó nhưng: Nên dùng loại gỗ công nghiệp gì? Khu vực sảnh dùng gỗ gì? Khu vực khối văn phòng dùng gỗ nào? Hoặc đại loại như: Có cách nào để tối ưu được chi phí nhất?… nhưng chưa tìm được lời giải đáp.

Trong bài viết này, Vietnamarch với tư cách là đơn vị thiết kế nội thất với gần 20 năm kiệm, bằng kinh nghiệm thực tế, vietnamarch chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm và những kiến thức về việc sử dụng các loại gỗ phổ biến nhất hiện nay trong thiết kế nội thất.

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

1. Khái niệm về gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp (gỗ ép) được cấu tạo từ các vụn gỗ được ép lại và kết dính với nhau bằng keo chuyên dụng để tạo ra một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh. 

Gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay có 2 thành phần cơ bản chính để nhận diện dựa trên bề mặt và lõi gỗ công nghiệp.

Bề mặt gỗ công nghiệp gồm có các loại như: bề mặt melamine, bề mặt laminate, bề mặt acrylic, bề mặt sơn 2K, bề mặt Veneer,….

Lõi gỗ công nghiệp gồm các loại: Lõi MFC, lõi HDF, lõi MDF, gỗ nhựa Picomat, lõi CDF, polywood,…. Chất lượng cốt gỗ càng về sau càng thêm tính ưu việt và độ cứng, bền.

Gỗ công nghiệp được nhà thi công ưa chuộng trong việc chọn lựa vật liệu thiết kế nội thất văn phòng vì giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, đa dạng màu sắc, mẫu mã, dễ dàng gia công.

Tuy là gỗ ép nhưng khi thiết kế văn phòng, chúng vẫn  tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho ngôi nhà và phù hợp cho cả các công trình hiện đại lẫn cổ điển.

2. Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

2.1. Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF (Medium density fiberboard) được cấu thành từ các sợi gỗ được gắn kết với nhau bằng keo, nhiệt và áp lực đảm bảo sự kết dính với nhau. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại MDF là MDF trơn và MDF chịu nước.

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Gỗ công nghiệp MDF trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp MDF

  • MDF trơn: được phủ sơn PU
  • MDF chịu nước: trong quá trình sản xuất được phủ thêm keo chịu nước

Cụ thể, về đặc điểm của gỗ công nghiệp MDF như sau:

  • Nguồn gốc: vụn gỗ, hay các thành phần được làm từ cành cây, nhánh cây
  • Cấu tạo: tạo độ mịn bằng cách nghiền tạo thành bột sợi gỗ, sử dụng chất keo dính, parafin wax, chất chống mối mọt (mốc), bột vô cơ.
  • Đặc điểm: dễ gia công, tạo nhiều kiểu dáng khác nhau, phủ sơn dễ dàng. Gỗ không bị co ngót, nứt gỗ cốt gỗ mịn. Mật độ sợi gỗ ở mức trung bình nên gỗ MDF khá mềm nên khả năng chịu lực khá kém.

Một gợi ý dành cho bạn khi thiết kế nội thất văn phòng muốn sử dụng gỗ công nghiệp MDF, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cho các không gian pantry văn phòng, khu vực nghỉ ngơi thư giãn tại văn phòng, nhất là những khu vực mà có độ ẩm cao.

2.2. Gỗ công nghiệp HDF (High Density fiberboard)

Gỗ HDF là loại ván gỗ công nghiệp có mật độ sợi gỗ dày (cao hơn MDF) nên chất lượng cũng cao hơn, vì vậy mà giá thành cũng nhỉnh hơn.

  • Nguồn gốc: sợi gỗ tự nhiên loại thường
  • Cấu tạo: sợi gỗ xay nhỏ được kết dính với keo phenol, tạo sự găn kết chắc chắn dưới áp suất (850 – 870kg/cm2) và nhiệt độ cao (1000 – 2000 độ C)
  • Đặc điểm: khả năng chịu nước, chống cháy, cách âm tốt. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất gỗ được tẩm sấy chống mối mọt, vân gỗ đẹp giống với gỗ tự nhiên, giá thành rẻ so với gỗ thịt, không bị cong vênh hay co ngót nên thường được lựa chọn nhiều cho các công trình hiện nay để thay thế gỗ tự nhiên.
Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Gỗ công nghiệp HDF trong thiết kế nội thất

Cấu tạo của gỗ HDF

HDF là dòng gỗ đứng đầu thị trường trong thị trường gỗ công nghiệp, chất lượng phải nói là gần tương đương với gỗ tự nhiên thích hợp với những công trình thi công văn phòng chất lượng cao. Chúng phù hợp với hầu hết các món đồ nội thất tại các khu vực trong văn phòng: từ pantry văn phòng, phòng họp, phòng làm việc,… như  bàn ghế, tủ văn phòng, sàn, cửa.

Tuy nhiên, nếu xét đến yếu tố chi phí thì điều này không tối ưu cho các doanh nghiệp bởi chi phí sẽ tăng rõ rệt so với những dòng gỗ MDF hay gỗ MFC. Vì vậy, Vietnamarch gợi ý bạn nên sử dụng cho các không gian sảnh văn phòng, nội thất văn phòng giám đốc – nơi mà có mức đầu tư có thể cao hơn so với những khu vực khác trong văn phòng.

2.3. Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard)

Đây là dòng gỗ ván dăm phủ melamine.

  • Nguồn gốc: gỗ công nghiệp ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,..
  • Cấu tạo: gỗ được băm nhỏ trộn đều với keo, và ép xuống để tạo nên tấm gỗ
  • Đặc điểm: cốt gỗ không được mịn, nhẹ nhưng khá cứng, độ bền cơ lý cao
Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC

Trong các loại gỗ công nghiệp thì gỗ MFC có gái thành rẻ, nhưng đồng nghĩa với đó là chất lượng cũng kém hơn so với những dòng khác.

Nếu để ưu tiên sử dụng, nên sử dụng cho bàn làm việc, tủ, vách ngăn bàn làm việc. Không nên sử dụng cho những không gian thườn xuyên bị ẩm ướt như pantry chẳng hạn.

2.4. Gỗ công nghiệp CDF (Compact Density Fiberboard)

Gỗ công nghiệp CDF là dòng gỗ cứng tương tự như HDF nhưng khác là có lõi màu đen.

  • Nguồn gốc: sợi gỗ tự nhiên loại thường
  • Cấu tạo: gồm có lớp bề mặt trong suốt, bột gỗ, melamine được ép dưới nhiệt độ (1000 – 2000 độ C) và áp suất cao (850 – 870kg/cm2)
  • Đặc điểm: giống với gỗ công nghiệp HDF nhưng khác ở chỗ là lõi màu đen bởi vậy còn có cái tên khác là black HDF. Đều sở hữu những đặc điểm như chịu ẩm, chịu nước, tính thẩm mỹ cao.

Với những đặc điểm này, gỗ CDF được ứng dụng cho các khu vực như vách ngăn nhà vệ sinh, khu vực pantry,…

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Gỗ công nghiệp CDF

Gỗ công nghiệp CDF – Black HDF

2.5. Gỗ công nghiệp Polywood

Gỗ công nghiệp Polywood là gỗ dán ép, được ghép từ nhiều tấm gỗ khác nhau bằng keo. Đây là dòng gỗ công nghiệp mới, đi đầu trong dòng gỗ có thể ngâm trong nước mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của các nguyên vật liệu phụ gia như dòng gỗ lõi xanh chống ẩm MDF hay MFC.

  • Nguồn gốc: gỗ tự nhiên loại thường
  • Cấu tạo: các lớp gỗ 1mm ghép lại với nhau
  • Đặc điểm: không bị co ngót, nứt, độ mối mọt ít , khả năng chịu nước cực tốt nhưng có điều bề mặt gỗ sẽ không được nhẵn mịn như dòng gỗ công nghiệp khác.

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Gỗ công nghiệp Polywood trong thiết kế nội thất

2.6. Ván gỗ nhựa

Ván gỗ nhựa là dòng nội thất vừa bền và rẻ mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ hiện đại và tiện nghi.

  • Nguồn gốc: kết hợp từ bột gỗ và nhựa HDPE, PVC, PP, ABS,..
  • Cấu tạo: trộn đều giữa gỗ và nhựa tạo thành hạt Compund, và tạo kiểu theo thiết kế
  • Đặc điểm: độ cong vênh thấp, độ bền cao, không lo bị mối mọt, thấm nước.

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Tuy nhiên, lí do mà ván gỗ nhựa vẫn không thực sự phổ biến và được ưa chuộng bởi vì tính đến chi phí thì ván gỗ nhựa cáo hơn rõ rệt so với gỗ công nghiệp. Hơn nữa, nếu xét đến yếu tố tự nhiên thì nhựa không thân thiện với môi trường.

Nếu sử dụng cho văn phòng nên kết hợp với nội thất gỗ công nghiệp hay gỗ thịt tự nhiên, không nên sử dụng toàn bộ bằng chất liệu ván gỗ công nghiệp. Và chúng được sử dụng phù hợp với tất cả các không gian nội thất khác nhau.

***Có thể bạn quan tâm:

3. Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Nội thất tinh tế với chất liệu gỗ công nghiệp hiện đại với bàn làm việc, tủ văn phòng,…

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Biến tấu nhẹ nhàng với gam màu óc chó lịch thiệp, sang trọng

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Hay sự kết hợp giữa yếu tố kim loại và gỗ công nghiệp

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Gỗ công nghiệp với chức năng làm vách ngăn

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Hay sử dụng gỗ công nghiệp làm vật liệu ốp trần vách thạch cao cho văn phòng

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Gỗ công nghiệp – vật liệu không thể thiếu cho các công trình văn phòng hiện đại

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Thỏa sức sáng tạo mới mà không bao giờ lỗi mốt với cách biến tấu nhẹ nhàng

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Nhẹ nhàng, thanh thoát

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Tông màu sồi sáng cho bộ bàn ghế, tủ văn phòng gỗ công nghiệp hiện đại

Ứng dụng các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng > Các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất văn phòng

Nổi bật và giúp văn phòng trở nên sinh động hơn với góc thư giãn, nghỉ ngời

4. Lời kết

Để hoàn thiện cho công trình văn phòng của mình chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian để nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết về những ý định của mình mong muốn dù là nhỏ nhất như đồ vật trang trí, bàn ghế, sàn gỗ,..

Việc lựa chọn chất gỗ cho công trình của mình không nhất thiết phải theo một quy trình, một cốt gỗ nhất định. Nhưng không thể phủ nhận rằng, điều này khiến bạn khá mất thời gian hơn so với việc lựa chọn một cho tất cả. Bài viết này tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất giúp bạn hiểu về các loại gỗ trên thị trường hiện nay. Hy vọng điều này sẽ giúp ích bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về dịch vụ thiết kế thi công văn phòng trọn gói:

VIETNAMARCH – ĐƠN VỊ THIẾT KẾ VĂN PHÒNG SÁNG TẠO – COWORKING SPACE

  • VPTK: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam
  • Tel: 024.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
  • Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7
  • Website: vietnamarch.com.vn
  • Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
  • Xem thêm: báo giá thiết kế văn phòng
25 đánh giá

Bình luận