Ý nghĩa Tứ tượng-Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy

Phạm Thoa 76 0 40453

Trong xây dựng nói chung, thiết kế các công trình truyền thống như nhà thờ họ, thiết kế công trình dân dụng như nhà ở nói riêng thì Tứ tượng- Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ rất được xem trọng về phong thủy. Vậy điều đó có ý nghĩa gì và được áp dụng trong thực  tế ra sao? Mời quý bạn đọc bài viết dưới đây.

1.Tìm hiểu về tứ tượng trong phong thủy

Ý nghĩa Tứ tượng-Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy > Ý nghĩa Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy

Tứ tượng (tên gọi khác là Si Xiang) là tứ đại thần thú hình thành thời Trung hoa cổ đại, bao gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu tước, Huyền Vũ. Đây là khái niệm hình tượng của  bộ bốn trong khoa học phương đông, là biểu tượng của sự cân bằng hoàn hảo.

Vietnamarch có thể đưa ra cách hiểu đơn giản nhất như sau về tứ tượng để bạn đọc dễ hiểu.

Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ trong phong thủy xưa được gọi là tứ tượng hay tứ thanh tú hay tứ thú là hình tượng bộ tứ không chỉ trong phong thủy mà còn được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác đa dạng. Do vậy khi đọc các tài liệu về triết học hay thiên văn học …bạn đọc có thể thấy được các mỹ từ này và tò mò về nó.

Tả Thanh Long(Rồng Xanh) là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng có tượng là hình rồng, có màu xanh, màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.

Hữu Bạch Hổ (Hổ Trắng) Có màu trắng bạch là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

Tiền Chu Tước ( Chim sẻ màu Đỏ) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, tương ứng với mùa hạ.

Hậu Huyền Vũ ( Sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu Đen) có màu đen là màu của hành Thủy ở phương Bắc, tương ứng với mùa đông.

Lưu ý: Tả- bên trái, hữu là bên phải-Hướng từ trong nhà ra ngoài.

2. Hiểu thế nào về Thanh Long, Bạch Hổ, Chu tước, Huyền Vũ

2.1.Thanh long là gì?

Ý nghĩa Tứ tượng-Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy > Ý nghĩa Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy

Theo nghĩa Hán Việt thì Thanh Long nghĩa là Rồng xanh.

Thanh Long (tiếng Trung: 青龙 hay 青龍 Qīnglóng) hay Thương Long (苍龙) là một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương và triết học phương Đông.

Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青). Thanh Long đại diện cho yếu tố Mộc, hướng Đông và mùa xuân.

Thanh Long còn được gọi là Seiryu trong tiếng Nhật, Cheongnyong trong tiếng Hàn và Azure Dragon trong tiếng Anh.

(wikipedia.org)

Như vậy thì : Trong phong thủy , nhìn phía trong của ngôi nhà ra thì Tả Thanh Long nằm ở phía trái của ngôi nhà và có đất bên trái cao hơn bên phải. Do đó, nếu tự nhiên chưa có định sẵn thì bàn tay còn người có thể cải tạo sao cho gần được giống với thế thú này nhiều nhất sẽ tốt cho gia chủ.

2.2.Bạch Hổ Là Gì?

Ý nghĩa Tứ tượng-Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy > Ý nghĩa Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy

Bạch Hổ có tiếng Trung: 白虎 là một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc.

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白). Bạch Hổ đại diện cho yếu tố Kim, hướng Tây và mùa thu.

Nó còn được gọi là White Tiger trong tiếng Anh, Byakko trong tiếng Nhật và Baekho trong tiếng Hàn.

Hữu Bạch Hổ (Hữu là bên phải),

Là vị trí bên phải là nơi trú ẩn của Hổ trắng, tượng trưng cho phương Tây, hành Kim, tương ứng với mùa Thu. Khi nhìn theo hướng đất thì hữu Bạch Hổ không nên cao hơn Thanh long vì khí thể Bạch hổ ngẩng đầu quá cao sẽ lẫn át Thanh Long. Do vậy trong thiết kế nhà thờ họ hay các công trình truyền thống như đền đình chùa miếu mạo…kiến trúc sư luôn cần lưu tâm tới điều này để mang lai vượng khí cho mảnh đất.

2.3.Chu tước

Ý nghĩa Tứ tượng-Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy > Ý nghĩa Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy

Chu Tước có tên tiếng Trung: 朱雀 là một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, và triết học phương Đông.

Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu ( con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ, có màu đỏ là màu của hành Hỏa. Chu Tước đại diện cho yếu tố Hỏa, hướng Nam và mùa hạ.

Nó còn được gọi là Vermilion Bird trong tiếng Anh, Suzaku trong tiếng Nhật, và Jujak trong tiếng Hàn. Nó được mô tả là một con chim màu đỏ có ngoại hình giống chim trĩ với bộ lông năm màu và được bao phủ trong ngọn lửa.
Trong phong thủy nhà ở, phong thủy vị trí của Chu Tước cần tránh các khe hở, tức là sự hiện diện của lối vào nhà để xe hoặc lỗ thông gió trước nhà là phạm vào phong thủy Chu Tước

Chu Tước ở trước huyệt Thái Cực thuộc quẻ Càn, thân thuộc dương nên cần trống hoặc không để âm dương cân bằng, vì vậy chim đỏ ở trước nhà. cần phải thông thoáng để đón nhận Khí, không thể bị núi cao hay nhà cao tầng cản trở, mặt trời thêm nắng.

Trong dân cư, vị trí của ngôi nhà phải rộng rãi và không bị cản trở, chức năng của Chu Tước là thu thập linh khí. Sau đó, sự may mắn của sự giàu có tự nhiên sẽ tốt hơn.

Nếu không có khoảng trống giữa một ngôi nhà và những ngôi nhà xung quanh, coi như Minh đường quá nhỏ, hoặc thậm chí gần đó bị các công trình khác chắn ngang, thì không có Minh đường, và một ngôi nhà như thế này cũng không thể tụ linh khí được. bất lợi cho của cải.

Đặc biệt đối với các cửa hàng, nếu Chu Tước chật hẹp và bị ép giá sẽ ảnh hưởng lớn đến sự giàu có.

Nếu Chu Tước có một tảng đá lớn chắn ngang đường thì họa tiết này dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch cho người phụ nữ trong gia đình, cũng không may mắn là Minh môn đầy đá vụn hoặc cỏ dại mọc um tùm, không có lợi cho sự nghiệp. và sự giàu có.

2.4. Huyền vũ là gì

Ý nghĩa Tứ tượng-Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy > Ý nghĩa Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy

Huyền Vũ theo quan niệm là sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu Đen là màu của hành Thủy ở phương Bắc, tương ứng với mùa đông.

Sau Lưng Huyền Vũ: Được tưởng tượng như sự quấn quýt của Rùa và Rắn, ngự ở phía sau nhà, đại diện cho phương Bắc, hành Thuỷ, tương ứng với mùa Đông. Huyền Vũ sáng sủa tốt đẹp gia tăng phúc thọ, giữ vượng khí dài lâu cho gia chủ. Nếu địa thế chưa có sẵn, ta có thể cải tạo đắp đồi, núi tạo hình mu rùa tượng trưng cho Huyền Vũ.

Trong phong thủy, Huyền Vũ là con Vũ màu đen. Vũ là một linh vật có sự kết hợp giữa rắn và rùa. Theo truyền thuyết, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rùa, Nữ Oa có hình rắn.
Huyền Vũ có hình dạng con rắn quấn quanh con rùa. Linh vật này có màu đen. Huyền Vũ không chỉ là khái niệm nói về phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Bên cạnh đó, nó còn là vị thần linh quan trọng của Đạo Giáo.

Trong văn hóa Trung Quốc, Huyền Vũ đại diện cho những gì tốt đẹp nhất. Cụ thể là sự trường tồn và sức mạnh. Trong kiến trúc, linh vật này được xem là vị thần trông coi tuổi thọ, mang đến sự may mắn và phúc lộc cho vận mệnh con người.

Theo quan niệm trong phong thủy, hậu Huyền Vũ (phía sau nhà) phải có núi để trấn. Tiền Chu Tước (phía trước nhà) phải có thủy để tụ khí.

Bên trái ngôi nhà là tả Thanh Long nên để đường đi. Bên phải ngôi nhà là Bạch Hổ thường trồng cây.

Đây là nguyên tắc chung, tuy nhiên khi đi sâu vào phong thủy sẽ được áp dụng linh hoạt theo địa thế đất và hướng đất. Một ngôi nhà được thiết kế theo phong thủy chuẩn vào thế sơn hướng tốt, hợp với vận. Thế nhà có đầy đủ hậu Huyền Vũ (có sơn) và Thanh Long, Bạch Hổ đầy đủ, thì càng thêm tốt.

Ý nghĩa Tứ tượng-Thanh long Bạch hổ Chu tước Huyền vũ trong phong thủy >

Trong giới hạn bài viết nhỏ, có sự sưu tầm kiến thức trên internet, Vietnamarch tổng hợp và gửi tới quý bạn đọc những thông tin cơ bản về Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ có ý nghĩa như thế nào trong phong thủy. Còn để ứng dụng thực tế trong cuộc sống, trong thiết kế xây dựng thì chắc chắn cần có những kiến thức uyên thâm hơn , từ  các chuyên gia phong thủy. Mọi câu hỏi có thể xin liên hệ:

Phòng tư vấn Vietnamarch 0918248297

22 đánh giá

Bình luận