Bài vị là gì, cách lập và sắp xếp bài vị trên bàn thờ tổ tiên chuẩn nhất

Phạm Thoa 14 0 23356

Hôm nay chúng tôi nhận được câu hỏi của khách hàng tại Hưng Yên:

” Tôi mới lấy chồng, về nhà mới có nhiều thứ chưa rõ . Vì là con trưởng nên có nhiều thủ tục cần phải làm . Bàn thờ treo tường đã mua xong nhưng hiện tại tôi chưa biết cách lập bài vị ra sao cho đúng và cách sắp xếp bài vị trên ban thờ thế nào cho chuẩn . Xin quý công ty tư vấn cho tôi biết thêm về bài vị nhé”

Vietnamarch- Chuyên gia phòng thờ xin được phép trả lời các thắc mắc về bài vị trên bàn thờ , để khách hàng có thể hiểu rõ hơn từ đó biết cách làm chủ không gian phòng thờ gia đình- Nhất là các đôi vợ chồng mới cưới còn nhiều bỡ ngỡ trong các lĩnh vực tâm linh cần nắm rõ.

1. Tổng quan về bài vị bàn thờ

1.1.Bài vị là gì ?

Bài vị như một tấm thẻ ghi thông tin của thần chủ_người đã khuất!

Bài vị là gì, cách lập và sắp xếp bài vị trên bàn thờ tổ tiên chuẩn nhất > Bài vị là gì, cách lập bài vị Lập bài vị trên bàn thờ tổ tiên cần chú ý
Bài vị là một trong những linh vật không thể thiếu trên bàn thờ gia đình hay bàn thờ nhà thờ họ. Bài vị có hình dáng chủ đạo là khối gỗ hình chữ nhật, có khung bao bên ngoài kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào thiết kế mong muốn của gia chủ. Trên tấm thẻ đó ghi đầy đủ họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người được thờ gọi là thần chủ.

Bài vị được sắp xếp ngăn nắp ngay ngăn và tuân theo những nguyên tắc nhất định . Do vậy cần tìm hiểu kĩ trước khi sắp xếp bàn thờ .

1.2.Ý nghĩa bài vị trên bàn thờ cúng gia tiên

Bài vị là gì, cách lập và sắp xếp bài vị trên bàn thờ tổ tiên chuẩn nhất > Bài vị là gì, cách lập bài vị Lập bài vị trên bàn thờ tổ tiên cần chú ý

Bài vị thực sự có ý nghĩa như thế nào mà trong các gia đình người Việt không thể thiếu?

Như chúng ta đã biết, người dương có nơi ăn chốn ở của người dương, người âm thì bàn thờ chính là ngôi nhà, là nơi ngự lãm của các bậc gia tiên. Do vậy bàn thờ là nơi được trang trọng nhất trong gia đình người Việt.  Bài vị chính là nơi trú ngụ của những linh hồn đã khuất. Đây không chỉ là một vật biểu trưng cho tâm linh mà còn mang ý nghĩa cao quý, tượng trưng cho sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu đối ông bà, tổ tiên .

***Những lưu ý không được bỏ qua khi bài trí bàn thờ

1.3.Chất liệu làm bài vị

Bài vị thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Cũng giống như bát hương hay bàn thờ- là vật phẩm vô cùng quan trọng trong gia đình nên được làm từ những loại gỗ quý , bài vị cũng như thế, luôn được cân nhắc về chất liệu khi làm bài vị sao cho độ bền cao và mang lại sự trang trọng vốn có đối với vật phẩm này.

Trước kia bài vị thường được làm bằng chất liệu đồng nguyên khối. Thời xa xưa đồng vẫn là nguyên liệu chính yếu được tin dùng bởi nó giữ được độ bền đẹp theo thời gian.  Tuy nhiên ngày nay những sản phẩm bằng đồng đã được thay thế bằng gỗ , giấy chất liệu cao cấp và được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt. Thông thường bàn thờ treo tường hay bàn thờ đứng  được làm từ chất liệu gỗ thì bài vị cũng được làm theo đồng bộ để tạo nên sự hài hòa về mặt thẩm mỹ phòng thờ cho gia đình cho dòng họ.

Trang trọng hơn, bài vị có thể được đặt trong khám thờ hay ngai thờ( Khám thờ là một vật dụng dùng trong việc thờ cúng có thiết kế cửa đóng và mở, bên trong đặt các bài vị của tổ tiên, ở chính giữa có viết hai chữ Thần Chủ. Thần Chủ chính là việc thờ cúng 4 đời trở lên, bao gồm Cao, Tằng, Tổ và Khảo.)

1.4.Kích thước bài vị

Bàn thờ có kích thước bàn thờ chuẩn phong thủy. Bài vị cũng có kích thước sao cho chuẩn tâm linh nhất. Vậy khi đi chọn mua hay đặt đóng bài vị cần cân nhắc kích cỡ sao cho phù hợp với bàn thờ gia đình, để nhìn sao cho cân đối đẹp mắt.

Vậy bài vị thường có kích thước như thế nào?

Kích thước bài vị gia tiên:

+Kích thước trong lòng bài vị:

Trong lòng để viết chữ rộng từ 3cm – 4cm.

Chiều dài lòng cao từ 13cm – 21cm.

+ Kích thước tổng thể bài vị:

Cao 38cm cung tốt (Tài chí, Tiến bả) X Rộng 17cm cung tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng);

Cao 41cm cung tốt (Tiến bảo, Đinh) X Rộng 18cm cung tốt (Lợi Ích);

Cao 61cm cung tốt (Lợi ích, Tài lộc) X Rộng 21cm cung tốt (Đại cát, Tiến bảo).

Hoặc gia chủ có thế chọn một số kích thước khác trên thước Lỗ Ban, cần chọn kích thước có tỉ lệ cân đối hai hòa.

2.Nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị trên bàn thờ

+ Người ta thường nói ngũ đại mai thần chủ nghĩa là Bài vị được lưu giữ 5 đời  kể từ người chủ cúng trên tủ thờ , đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

+ Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

+ Chữ trên bài vị tổ tiên ngày nay thường được viết chữ Tiếng Việt. Tuy nhiên vẫn còn  nhiều gia đình chuộng chữ Hán theo phong cách cổ xưa để tỏ vị thế trang trọng tôn nghiêm . Chữ viết là tuỳ vào mong muốn của gia đình không có khuôn mẫu cố định.

Bài vị là gì, cách lập và sắp xếp bài vị trên bàn thờ tổ tiên chuẩn nhất > Bài vị là gì, cách lập bài vị Lập bài vị trên bàn thờ tổ tiên cần chú ý

+Một bài vị cần ghi nội dung như thế nào, sao cho đầy đủ và cô đọng nhất? Quý vị có thể than khải quy tắc sau:

Trước tiên trên bài vị ghi rõ vai vế người được thờ cúng trong nhà.

như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có). Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông; sau đó ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ thất, kế thất, trắc thất…) phu nhơn.

Thứ 2: Nếu viết bằng chữ Hán Nôm lưu ý thứ tự viết từ trên xuống dưới và từ phải qua trái.

Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm sinh của người đã khuất.

Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm mất. Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.

Đối với các chủ nhà là trưởng Họ, trưởng Chi thì thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự thay đổi theo phong tục “ngũ đại mai thần chủ”. Tức là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có 4 bài vị ghi 4 thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Ngày nay, nhiều gia đình thường thay bài vị bằng di ảnh thờ hoặc tượng chân dung.

3. Cách đặt bài vị gia tiên trên ban thờ chuẩn nhất

Các đồ thờ trên ban thờ nên được bái trí đủ bộ ngũ hành ( KIM – MỘC- THỦY- HỎA – THỔ ). Không nên bái trí thiên về một chất liệu làm mất đi tính cân bằng và hài hòa của phong thủy.

Bài vị là gì, cách lập và sắp xếp bài vị trên bàn thờ tổ tiên chuẩn nhất > Bài vị là gì, cách lập bài vị Lập bài vị trên bàn thờ tổ tiên cần chú ý

Như câu hỏi phía trên của khách hàng mong muốn được biết nên sắp xếp bài vị trên bàn thờ như thế nào cho đúng. Nghe thì đơn giản nhưng vị trí sắp đặt của bát hương, của bài vị, của chén  nước… trên bàn thờ đều rất quan trọng.

Có hai trường hợp cần lưu tâm:

Trường hợp 1:

Với các cặp vợ chồng mới cưới thì thường trên bàn thờ chỉ thờ cúng tổ tiên. Vậy có bài vị thì sẽ đặt bài vị ở trung tâm bàn thờ.
Trường hợp 2:

Nếu thờ cúng nhiều người theo thế hệ thì cách sắp xếp ảnh trên ban thờ gia tiên sẽ theo quy luật đã có từ lâu đời, cho tới ngày nay vẫn giữ nguyên quy luật đó !

Nam tả (trái) – nữ hữu (phải). Tương ứng nhìn từ bên ngoài vào ban thờ thì nam bên phải, nữ bên trái.

Để phòng thờ được hài hoà, quý vị nên lựa chọn các kích thước bát hương, ban thờ, ngai thờ- khám thờ, ảnh thờ, vách ngăn CNC, tấm chắn ám khói, đèn phòng thờ… sao cho hài hoà với nhau.

*** Bài trí bàn thờ theo phong thủy, truyền thống – Phần 1.

17 đánh giá

Bình luận