Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và chuẩn kỹ thuật
Phương pháp đi dây điện âm tường đang được áp dụng ngày càng phổ biến hiện nay tại các công trình xây dựng. Việc đi dây điện âm tường mang đến nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao và an toàn. Phương pháp này cũng cần được thực hiện tuân theo quy chuẩn để đạt hiệu quả nhất. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu cách đi dây điện âm tường nhé!
>>Xem thêm: Kích thước cầu thang tiêu chuẩn
1. Đi dây điện âm tường là gì?
Thuật ngữ “đi dây điện âm tường” đối với những người không phải trong ngành thì khó có thể phân biệt được chính xác cũng như ý nghĩa của thuật ngữ này. Đi dây điện âm tường được hiểu là cách thiết kế mạng điện chìm, các đường dây điện sẽ ở bên trong tường hoặc dưới đất và không bị lộ ra ngoài vừa gây mất thẩm mỹ vừa gây nguy hiểm khi sử dụng.
Ngày nay, kỹ thuật đi đây điện âm tường được ưa chuộng nhiều trong các công trình thiết kế nhà phố, thiết kế biệt thự, văn phòng,… để đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như công năng của chủ đầu tư mong muốn.
2. Đi dây điện âm tường nên hay không nên?
2.1. Ưu điểm của việc đi dây điện âm tường
- Ưu điểm đầu tiên là mang đến tính thẩm mỹ cao cho không gian nhà, các đường dây điện không lộ ra ngoài khiến không gian trông gọn gàng, ngăn nắp và hiện đại hơn. Đồng thời giúp gia chủ dễ thiết kế, bố trí nội thất, sơn nhà…
- An toàn khi sử dụng, không lo bị điện giật khi gặp sự cố như dây điện bị đứt, bị hở…
- Tính ứng dụng cao trong cách công trình nhà ở, chung cư hay các tòa nhà cao ốc văn phòng, tòa chung cư cao cấp, khu villa resort,…
2.2. Nhược điểm của việc đi dây điện âm tường
Kể đến nhược điểm của phương pháp đi dây điện âm tường phải kể đến những khuyết điểm sau:
- Chi phí cao: Chính bởi những tiện ích mà đi dây điện âm tường mang lại mà chi phí để làm dây điện âm tường sẽ cao hơn so với kỹ thuật lắp dây điện truyền thống. Chi phí này bao gồm thuê thiết kế, mua các phụ kiện để tiến hành lắp đặt.
- Khó khăn khi cần sửa chữa: Điện âm tường nên mỗi khi sửa chữa khi chẳng may xảy ra lỗi bị chập, hay bị đứt thì sẽ khó khăn khi sửa chữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đục khoét tường để tìm tìm ra đoạn dây điện bị chập, bị đứt và thay thế nó.
2.3. Liệu có nên đi dây điện âm tường?
Phương pháp lắp đặt hệ thống mạng lưới điện cho gia đình hay các công trình lớn sẽ có hai phương pháp chính đó là đi dây nổi và đi dây chìm. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Với câu hỏi: Có nên đi dây điện âm tường? Dựa vào những đặc điểm mà chúng tôi chia sẻ về những ưu nhược điểm của phương pháp đi dây chìm bạn sẽ tìm ra cho mình được câu trả lời chính xác và phù hợp nhất với gia đình mình.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ của nhà thiết kế, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng phương pháp đi dây điện âm tường. Tuy rằng, chúng vẫn còn mang những nhược điểm nhất định nhưng so với những tiện ích mang lại thì đây là phương pháp đáng để sử dụng để mang đến những đường cong hút mắt cho công trình hay nhà ở, căn hộ của mình mà vẫn đảm bảo được kỹ thuật an toàn cho công trình. Dù gặp khó khăn trong quá trình sửa chữa khi gặp sự cố, nhưng kỹ thuật và phương pháp sử dụng ngày nay được đổi mới và cải tiến về công nghệ cũng như chất lượng nhiều.
3. Cách đi dây điện âm tường chuẩn và an toàn theo từng bước
3.1. Các bước đi dây điện âm tường cụ thể
Bước 1: Xác định các vị trí đi dây điện trong tường
Bước đầu tiên và cũng là bước cơ bản nhất này có thể xác định rõ ở trong bản thiết kế. Nhìn vào bản thiết kế, người thi công sẽ biết được vị trí để đặt ổ cắm, vị trí sẽ đi dây điện trong tường từ đó có thể dễ dàng lắp đặt, khắc phục những sự cố không mong muốn xảy ra.
Bước 2: Lên sơ đồ hệ thống đường đi của dây điện
Đường dây điện đi trong tường sẽ được thể hiện trong bản thiết kế chi tiết, tuân theo bản thiết kế để đảm bảo tính chính xác cũng như an toàn khi sử dụng sau này. Bạn cần giữ sơ đồ hệ thống đường đi của dây điện âm tường này để biết vị trí lắp đặt các thiết bị để xem xét lại khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.
Bước 3: Lắp điện âm tường
Đầu tiên là tạo rãnh tường. Dựa theo bản thiết kế toàn bộ hệ thống đường đi của dây điện, bạn dùng phấn hoặc bút đánh dấu lên tường để xác định đường đi của dây điện. Khâu này giúp bạn nhìn rõ đường dây điện đi, tránh những nhầm lẫn không đáng có. Tiếp đó, bạn dùng máy gạch hoặc máy khoan để cắt tường theo đường vừa vẽ, độ sâu và rộng tùy vào nhu cầu, mong muốn của bạn.
Tiếp theo là xác định đường ống đặt dây điện/đi đường ống. Ở bước này, bạn cần phải chọn loại đường ống với kích thước phù hợp, chất lượng tùy vào nhu cầu và kinh phí bỏ ra nhưng cũng không nên rẻ quá để đảm bảo sử dụng tốt và an toàn. Các loại dây điện âm tường gồm có dây điện các loại, dây cáp tivi, điện thoại, dây cáp mạng… Các ống dây sẽ được đưa vào rãnh tường và được cố định bằng dây kẽm. Đường ống này cần chịu được nhiệt, không bị thấm nước để không làm ảnh hưởng đến dây điện bên trong.
Tiến hành luồn dây điện sau khi hoàn thiện đường ống. Bạn có thể luồn dây trước hoặc sau khi thi công. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc luồn dây trước khi thi công sẽ tốt hơn bởi nó tránh được rắc rối, khó khăn khi thực hiện.
Cuối cùng là hoàn thành. Ở giai đoạn này, sau khi dây điện đã được luồn kĩ càng theo đúng nguyên tắc thì bạn có thể trám lại những đường ống trước đó để đảm bảo an toàn cũng như tính thẩm mỹ cho tường.
3.2. Cách luồn dây điện âm tường
Cách luồn dây điện chìm sẽ được thực hiện như sau:
- Đào rãnh tường: Tiến hành dùng phấn hay vật dụng có thể đánh dấu trên tường sơ đồ đi dây (lưu ý thực hiện cẩn thận và chính xác).
- Cắt tường: Sau khi đã xác định được sơ đồ đi dây trên tường, ta tiến hành cắt tường tạo những rãnh theo sơ đồ trước đó. Chú ý đến độ rộng, độ nông sâu của dây điện để cắt tường cho phù hợp với dây điện.
- Đi ống dây điện: Đi ống thép để luồn dây điện vào các rãnh vừa làm ở bước trên, cố định bằng dây kẽm.
- Luồn dây điện âm tường: Luồn dây điện vào ống dây điện để đảm bảo về độ bền cũng như dây điện không bị hở khi tiến hành sử dụng.
- Hoàn thiện thi công: Tiến hành trả lại vẻ đẹp cho công trình (sơn, trát tường).
4. Một số nguyên tắc và lưu ý khi đi dây điện âm tường
Liên quan đến điện, đây là yếu tố cần đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng lẫn người đi đây điện. Một số lưu ý cần quan tâm như sau:
– Không nên tùy tiện lắp đặt hay lắp chung đường đây điện, nếu như không có kiến thức sẽ dẫn đến sự nguy hại cho người sử dụng. Ví dụ như lắp chung ống với đường dây ADSL, cáp wifi.
– Khi lắp hệ thống dây điện âm tường cần có ống bảo vệ chất lượng tốt, khả năng chống cháy và chống thấm nước do đi dây điện âm tường nên dễ bị hấp hơi, ẩm. Đối với trần thạch cao, trần la phông nên sử dụng ống đàn hồi.
– Tránh những vị trí như mái nhà hay ở dưới đất, và những vị trí như trong tường chịu lực (không đục rãnh sâu quá 1/3 so với tường) và những vị trí dễ đóng đinh hay khoan lỗ.
– Dựa trên diện tích và số lượng thiết bị cần sử dụng điện để đưa ra số lượng và cách đi dây phù hợp nhất:
- Sử dụng dây có tiết diện cáp là 6mm – 11mm đối với trường hợp đi dây điện từ đồng hồ lên hết các tầng dạng xương sống.
- Dây nối từ CB tầng cho các CB phòng có dây cáp từ 4mm, dây bóng đèn 1,5mm , dây ổ cắm là 2.5mm.
5. Cách dò dây điện âm tường và khắc phục sự cố
6. Đơn vị thiết kế, thi công nội thất chuyên nghiệp
Hãy đến với chúng tôi – Công ty kiến trúc nội thất VIETNAMARCH để được tư vấn cách đi dây điện âm tường, quy cách sản phẩm, thiết kế nội thất chung cư, thiết kế nội thất văn phòng… và sở hữu nhiều sản phẩm sản phẩm nội thất hấp dẫn! Chúng tôi nhận tư vấn thiết kế nội thất, kiến trúc, sản xuất đồ nội thất và thi công nội thất chuyên nghiệp cho mọi khách hàng trên toàn quốc. Nếu bạn đang có ý định thiết kế kiến trúc, nội thất cho căn nhà mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận những tư vấn miễn phí từ các KTS theo địa chỉ:
Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH
VPTK: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7
Website: Vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
TIN LIÊN QUAN: