Hướng dẫn thi công trần vách thạch cao

Trương Huyền 168 0 10566

Vật liệu thạch cao được sử dụng khá phổ biến trong nhiều công trình, được ứng dụng để làm trần thạch cao, vách thạch cao… Không chỉ có ưu điểm vượt trội về chất lượng và thiết kế, trần vách thạch cao còn có ưu điểm là thi công dễ dàng và nhanh chóng… Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về trần vách thạch cao và tham khảo hướng dẫn thi công trần vách thạch cao nhé!

>>Xem thêm: Xu hướng trần thạch cao 2021

1. Trần vách thạch cao là gì? Ưu điểm và ứng dụng

Trần thạch cao được cấu tạo từ tấm thạch cao và khung xương trần, với nhiều tính năng ưu việt hơn trần gạch thông thường như có khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chịu ẩm…

Vách thạch cao được cấu tạo từ tấm thạch cao và khung vách ngăn. Các hệ vách ngăn thạch cao chuyên dụng, tùy theo cấu tạo sẽ mang lại nhiều tính năng ưu việt đáp ứng từng nhu cầu của người sử dụng như cách âm, tiêu âm, chống cháy, chịu lực, chịu ẩm…

Hướng dẫn thi công trần vách thạch cao > Cấu tạo vách thạch cao 2 mặt

Vách thạch cao

Ưu điểm của trần vách thạch cao nói chung là có độ bền cao, dễ dàng thi công nên tiết kiệm chi phí tháo lắp hoặc sửa chữa, linh hoạt trong thiết kế, tính thẩm mỹ cao, có thể sơn trang trí theo nhu cầu, có khả năng cách nhiệt giúp tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng…

Với sự linh hoạt về cả chất lượng và mẫu mã, trần vách thạch cao được ứng dụng đa dạng trong rất nhiều loại công trình. Các bạn có thể lựa chọn những giải pháp trần vách thạch cao phù hợp với nhu cầu và điều kiện của công trình như trần vách thạch cao chịu ẩm cho những khu vực như phòng tắm, trần vách thạch cao chống cháy cho văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng, trần vách thạch cao cách âm cho những nơi cần yên tĩnh như phòng ngủ nhà ở, phòng làm việc, phòng họp…

2. Hướng dẫn thi công trần vách thạch cao

2.1 Hướng dẫn thi công trần thạch cao với loại trần khung nổi và khung chìm

Hướng dẫn thi công trần vách thạch cao > Thi công trần thạch cao cách âm, chống ồn

Thi công trần thạch cao

>>Xem thêm: Biện pháp thi công trần thạch cao khung nổi

>>Xem thêm: Biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm

2.2 Hướng dẫn thi công vách thạch cao

a. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ

– Tấm thạch cao tiêu chuẩn hoặc tấm thạch cao với những tính năng theo nhu cầu như chống cháy, chịu ẩm…

– Thanh xương đứng, thanh xương phụ, thanh V lưới đục lỗ có gờ, thanh lá thép

– Phụ kiện đồng bộ cho hệ trần vách thạch cao và các dụng cụ: Máy bắn vít, Tuốc – nơ – vít, máy khoan, bật mực, quả dọi, thước ni vô, cưa, kìm bấm khóa khung, kìm rút đinh rivet, dao cắt, kìm cắt kim loại, bút chì, thước dây, máy laser, bông thủy tinh, vít thạch cao, vít đuôi cá đầu dẹt, nở thép đường kính 6mm, băng giấy, keo Hilti CP 606, bột xử lý mối nối.

b. Các bước thi công vách ngăn thạch cao (ở đây chúng tôi sử dụng vách thạch cao Vĩnh Tường Alpha)

Bước 1: Dùng máy laser xác định vị trí tường trên sàn và trần nhà, sau đó đánh dấu bằng bút chì. Lắp thanh xương nằm VT V-WALL vào vị trí đã đánh dấu trên sàn sao cho điểm liên kết đầu tiên cách mép đầu mỗi thanh là 50mm, khoảng cách các điểm tiếp theo là 600mm. Tương tự lắp đặt thanh U lên kết cấu trần.

Hướng dẫn thi công trần vách thạch cao > Vách thạch cao dùng để phân chia không gian

Thi công vách thạch cao

Bước 2: Dùng thước dây đo và đánh dấu bút chì vị trí các thanh xương đứng với khoảng cách 610mm. Cắt thanh xương đứng ngắn hơn chiều cao vừa đo 10mm (không nên đo cắt qua vị trí có lỗ kỹ thuật). Đặt thanh VT V-Sound 90 đầu tiên vào vị trí cách tường 600mm. Lắp đặt các thanh xương đứng vào các vị trí đã được đánh dấu sẵn trên các thanh xương nằm. Kiểm tra độ thẳng của thanh xương đứng trước khi liên kết cố định với thanh xương nằm bằng thước nivo. Chú ý: các lỗ kỹ thuật trên các thanh xương đứng phải thẳng hàng với nhau và quay về cùng một phía. Tiếp đó, cố định thanh xương đứng với thanh xương nằm bằng vít đuôi cá đầu dẹt hoặc kìm khóa khung ở cả 2 bên. Bơm keo silicon vào toàn bộ vị trí tiếp giáp của thanh xương với kết cấu ở cả hai mặt.

Hướng dẫn thi công trần vách thạch cao > Thi công vách thạch cao cách nhiệt, chống nóng

Thi công vách thạch cao

Bước 3: Gắn tấm thạch cao vào mặt trước sao cho chiều dài tấm thạch cao cùng phương với các thanh xương đứng. Vít để cố định đảm bảo có thể xuyên qua khung thép tối thiểu 10mm. Tại các vị trí có khe nối ngang tấm thạch cao, chèn tấm thép lá VT Flat Strap vào giữa tấm thạch cao và khung xương. Sau đó lắp tiếp các tấm thạch cao bên trên.

Bước 4: Lắp bông thủy tinh phía sau tấm thạch cao đối với trường hợp tấm tiêu âm hoặc chống cháy lan… Dùng máy bắn vít cố định lớp bông thủy tinh vào khung xương trên trần nhà.

Bước 5: Lắp tiếp các tấm thạch cao ở mặt sau, bố trí tấm thạch cao sao cho khe nối đứng ở hai mặt so le nhau. Cuối cùng là xử lý mối nối bằng băng giấy hoặc bột xử lý mối nối.

Hướng dẫn thi công trần vách thạch cao > Thi công vách thạch cao

Thi công vách thạch cao

3. Báo giá thi công trần vách thạch cao

Giá thi công trần vách thạch cao phụ thuộc vào từng tấm và từng loại thạch cao. Vietnamarch gửi đến khách hàng bảng báo giá thi công thạch cao mới nhất và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

4. Đơn vị thi công trần vách thạch cao uy tín, chất lượng

Để được tư vấn đưa ra những mẫu trần thạch cao đẹp hay vách thạch cao cho gia đình, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline, Email hoặc hộp thoại chat để những chuyên gia, những kiến trúc sư có tay nghề cao hỗ trợ bạn 24/24.

Công ty kiến trúc – nội thất Vietnamarch.

Địa chỉ văn phòng: 61 Nguyễn Xiển, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 024.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7
Website: vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

20 đánh giá

Bình luận