Cách làm trần thạch cao nổi

Trương Huyền 76 0 60

Sử dụng trần thạch cao nổi đang là xu hướng nổi bật áp dụng cho những mẫu thiết kế văn phòng, hội trường… Tuy được đánh giá cao với những tính năng vượt trội cùng sự linh hoạt trong tính thẩm mỹ, nhưng quy trình thi công trần thạch cao nổi lại khá đơn giản, không cần phải trải qua quá nhiều bước xử lý vật liệu hay dùng đến những phụ kiện phức tạp. Trong bài viết lần này, Vietnamarch xin gửi tới các bạn chi tiết cách làm trần thạch cao nổi nhé!

1. Trần thạch cao nổi là gì?

Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thả, là hệ trần có cấu tạo gồm khung xương được lắp đặt thành các ô vuông 600x600mm hoặc ô chữ nhật 600x1200mm và tấm thạch cao chuyên dụng hoặc tấm trang trí trên nền tấm thạch cao. Trần thạch cao nổi có kiểu dáng đơn giản nhưng không kém phần trang nhã và tiện ích, đảm bảo được tính thẩm mỹ đối với nhiều không gian. Trần thạch cao nổi còn có ưu thế tải trọng nhẹ, dễ lắp đặt, linh hoạt trong việc bảo trì sửa chữa hệ thống điện, báo cháy…

Cách làm trần thạch cao nổi > Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi

2. Hướng dẫn thi công trần thạch cao nổi

2.1. Vật tư cần chuẩn bị để thi công trần thạch cao nổi

  • Tấm trần nổi
  • Hệ khung xương trần nổi bao gồm thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường…
  • Phụ kiện đồng bộ cho hệ trần thạch cao nổi: Bộ ty treo, Pát thép treo hai lỗ, Nở thép đường kính 6mm, Đinh thép, Máy khoan, Máy laser, Thước dây, Bật mực, Bút chì, Dao cắt, Kìm cắt kim loại…

2.2. Các bước thi công trần thạch cao nổi

Bước 1: Công tác xác định cao độ trần + lắp cố định thanh viền tường

  • Dùng máy laser lấy chính xác cao độ treo trần.
  • Dùng bút chì đánh dấu vị trí của thanh viền tường để tính toán treo khung xương sao cho không làm trần quá thấp.
  • Lắp cố định thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu trên tường bằng búa đóng đinh thép hoặc khoan tùy từng loại tường. Trước khi tiến hành khoan nên đo đạc để tính toán lỗ khoan cho đều và khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan tối đa 300mm.
Cách làm trần thạch cao nổi > Cố định thanh viền tường

Cố định thanh viền tường

Bước 2: Công tác lắp dựng kết cấu hệ khung xương trần nổi

  • Trên kết cấu trần hiện hữu, người thợ phân chia trần bằng cách đánh dấu vị trí điểm treo cho các bộ ty treo. Đối với loại trần nổi, khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là 600x600mm, 610x610mm, 610x1220mm, 600x1200mm…
  • Gắn pát thép lên kết cấu trần bằng đinh thép sao cho khoảng cách tối đa từ tường đến điểm treo đầu tiên là 600-610mm, khoảng cách tới các điểm treo tiếp theo là 1000mm, khoảng cách giữa các điểm treo tối đa là 1200-1220mm.
  • Dùng thước dây kiểm tra cao độ khoảng hở trần.
  • Đo cắt thanh thép để tạo bộ ty treo phù hợp với khoảng hở trần bằng kìm cắt kim loại.
  • Tạo bộ ty treo: Bộ ty treo bao gồm 2 đoạn ty dây liên kết thông qua tender. Chiều dài bộ ty treo bằng khoảng cách từ chiều cao thiết kế đến kết cấu bên trên (trần/mái). Lưu ý: đầu thanh ty dây xuyên qua 2 lỗ tender đảm bảo chiều dài tối thiểu là 50mm.
  • Gắn bộ ty treo vào từng vị trí pát thép.
  • Lắp đặt thanh chính vào bộ ty treo.
  • Lắp đặt các thanh phụ vào thanh chính.
Cách làm trần thạch cao nổi > Lắp khung xương chính và phụ

Lắp khung xương trần nổi

  • Lắp thanh T 1200/1220 vào thanh T chính. Tạo ô lưới trần 600x600mm hoặc 610x610mm bằng cách gắn các thanh T 600/610mm vào các thanh T 1200/1220mm.
  • Kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương bằng máy laser và điều chỉnh tăng đơ thép để căn chỉnh cho khung ngay ngắn và tạo độ phẳng bề mặt khung xương.

Bước 3: Công tác gắn tấm thạch cao và xử lý viền trần

  • Sử dụng các tấm trần có kích thước phù hợp, thả tấm vào các ô lưới trần. Các tấm trần sẽ được đặt trong hệ thống khung đã lắp đặt sao cho thật phẳng. Khi lắp tấm hoa văn nên có chú ý đồng nhất hoa văn và chú ý mang găng tay sạch để tránh làm bẩn tấm trần.
  • Xử lí viền trần: Đối với sườn trần thì dùng cưa hoặc kéo để cắt, đối với mặt tấm trần thì dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm theo hướng đã vạch rồi dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Cách làm trần thạch cao nổi > Thả tấm trần lên khung

Thả tấm trần lên khung

Bước 4: Vệ sinh và nghiệm thu

>Xem thêm:

3. Liên hệ đơn vị thiết kế, thi công kiến trúc, nội thất, trần thạch cao chuyên nghiệp.

Hãy đến với chúng tôi – Công ty kiến trúc nội thất VIETNAMARCH để được tư vấn về cách làm trần thạch cao nổi, thiết kế nội thất chuyên nghiệp, thi công văn phòng, thi công nhà phố… và sở hữu nhiều sản phẩm nội thất  hấp dẫn! Chúng tôi nhận tư vấn thiết kế nội thất, kiến trúc, sản xuất đồ nội thất và thi công nội thất chuyên nghiệp cho mọi khách hàng trên toàn quốc. Nếu bạn đang có ý định thiết kế kiến trúc, nội thất cho căn nhà mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận những tư vấn miễn phí từ các KTS theo địa chỉ:

Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH

VPTK: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7
Website: Vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

44 đánh giá

Bình luận