Đặc điểm của mái chùa Việt và những mẫu thiết kế mái chùa đẹp, ấn tượng
Thiết kế chùa Việt bao gồm nhiều hạng mục khác nhau và mỗi hạng mục sẽ có những quy tắc thiết kế riêng mang đậm nét kiến trúc truyền thống. trong số những hạng mục thiết kế chùa Việt thì mái chùa là một trong số những bộ phận quan trọng. Mái chùa truyền thống cũng được thiết kế với những nguyên tắc riêng, mang những nét đặc trưng của mái chùa truyền thống. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu đặc điểm của mái chùa Việt và những mẫu thiết kế mái chùa đẹp, ấn tượng nhé!
>>Xem ngay: Những nguyên tắc thiết kế chùa Việt quan trọng cần nắm được
1. Đặc điểm thiết kế mái chùa Việt
Kiểu thiết kế mái cong trong các chùa Việt Nam xuất hiện từ rất lâu đời, nổi bật nhất và thể hiện rõ đặc trưng của mái chùa Việt là những mái cong của những ngôi chùa cổ miền Bắc. Ở những nước châu Á như Trung Hoa hay Nhật Bản thì phần mái chùa được làm theo kỹ thuật riêng, theo phương pháp “chồng đầu tiếp đuôi”, mái chùa được hớ cong nhẹ ở góc mái, phần diềm mái trong thanh nhẹ thường được chạm trổ, trang trí sơn vẽ họa tiết hoa mỹ rực rỡ. Còn tại Việt Nam, mái nhà cổ nói chung và mái chùa nói riêng được làm theo phương pháp “tàu đao lá mái”, tức là góc mái sẽ làm cong uốn ngược (gọi là đao quật), phần mái lớn, chiếm 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, triền mái thẳng, không cong, hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát. Mái chùa làm theo kiểu kiến trúc kẻ chuyền bấy góc, không xoè quá rộng như mái chùa Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Phần trang trí trên mái chùa thường xuất hiện các con giống gắn trên đầu đao, những con giống này được làm từ đất nung hay vữa truyền thống. Phần bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái có gắn con kìm (long nghê hoặc cá chép hóa rồng) ở hai đầu bờ nóc. “Khu đĩ” có chạm yếm trang trí gọi là “vỉ ruồi” và thường để trống cho thông thoáng.
2. Mái ngói sử dụng cho mái chùa
Ngói được sử dụng trên mái chùa có thể là ngói âm dương (ngói lưu ly) hoặc ngói mũi hài (ngói vảy). Trong đó thì ngói mũi hài có từ khoảng niên đại TK XIII – XIV, thường được ứng dụng trong các công trình kiến trúc dân gian của Việt Nam, loại ngói này có phần đầu bo tròn, ở giữa có một phần cong lên và thu gọn lại giống như mũi của một chiếc giày thời xưa, loại ngói này có chi phí thấp. Còn ngói âm dương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được ứng dụng cũng khá phổ biến ở các công trình kiến trúc truyền thống trên khắp đất nước Việt Nam, loại ngói này được cấu thành từ ngói âm và ngói dương xếp đan xen nhau nằm ở phần hình chóp cụt của mái, ưu điểm là có độ bền cao, mang đến sự thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Mái chùa ở Việt Nam chủ yếu sử dụng loại ngói mũi hài, còn loại ngói âm dương xuất hiện nhiều tại các ngôi chùa ở Hàn Quốc, Nhật Bản…
3. Một số mẫu thiết kế mái chùa đẹp
Mời các bạn chiêm ngưỡng một số mẫu thiết kế mái chùa đẹp của các ngôi chùa tại Việt Nam và thế giới!
Vietnamarch tổng hợp biên soạn – Tư liệu wikipedia.org
>>Xem ngay: Thiết kế kiến trúc chùa Sùng Ngọc thôn Ngọc Mai, Hải Dương
4. Liên hệ đơn vị thiết kế và thi công nhà thờ họ chuyên nghiệp và uy tín
Để được tư vấn nguyên tắc thiết kế chùa và đưa ra các mẫu thiết kế chùa đẹp nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi nhận tư vấn, thiết kế kiến trúc, thi công hoàn thiện các công trình kiến trúc truyền thống như: nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà gỗ cổ truyền, đình chùa, miếu mạo, lăng mộ… cho tất cả khách hàng trên toàn quốc. Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH
VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Website: vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7