Nên đổ sàn bê tông dày bao nhiêu?

Trương Huyền 134 0 8416

Hiện nay, sàn bê tông đang được áp dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại. Sàn bê tông có vai trò nâng đỡ, chịu lực cho toàn bộ công trình. Chiều dày sàn bê tông được coi là tiêu chí cần quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo sự bền vững, chắc chắn, an toàn của một công trình. Chắc hẳn nhiều người đang phân vân không biết nên đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý và an toàn. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời nhé!

1. Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý?

Sàn bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi công trình. Nhằm đảm bảo được độ an toàn của công trình, hạn chế nứt vỡ, sụt lún nền móng, hạn chế việc xuống cấp nhanh của công trình… thì chúng ta cần phải chú trọng đến chiều dày sàn bê tông. Sàn bê tông cũng có cấu tạo như dầm nhưng nó có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày nhỏ hơn nên không cần dùng đến cốt thép khung đai. Đối với nhà ở thông thường thì nên đổ sàn bê tông dày từ 8 đến 10cm là hợp lý.

Mặc dù sàn bê tông không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái nhà nhưng khi đổ sàn bê tông, các bạn cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu về chiều dày sàn như sau:

  • Chiều dày sàn bê tông phải đảm bảo chịu tải được các chi tiết trên mặt sàn như cột nhà, mái nhà, tường nhà và đảm bảo nền móng nhà không bị nứt, gãy.
  • Chiều dày sàn bê tông phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn cách âm, cách nhiệt. Không được quá mỏng sẽ gây ra tiếng ồn khi đi lại, ảnh hưởng tới không gian bên dưới sàn.
  • Chiều dày sàn bê tông phải đảm bảo được tính chống thấm và chống cháy giúp tăng tính an toàn, bền vững cho ngôi nhà.
Nên đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? > Đối với nhà ở thông thường thì nên đổ sàn bê tông dày từ 8 đến 10cm là hợp lý

Đối với nhà ở thông thường thì nên đổ sàn bê tông dày từ 8 đến 10cm là hợp lý

2. Công thức tính chiều dày sàn bê tông

Công thức tính chiều dày sàn bê tông được áp dụng như sau: H = (D/m) x Lng

Trong đó:

H: Chiều dày của sàn bê tông, áp dụng với sàn mái 5cm, sàn dân dụng 6cm
D: Trị số phụ thuộc tải trọng, thường dao động từ 0,8 – 1,4
m: Hệ số các loại dầm tương ứng, dao động trong khoảng 30 – 35
Lng: Chiều dài của cạnh ngắn.

>>Xem thêm: Tỷ lệ trộn cát đá xi măng đúng tiêu chuẩn

Ngoài ra có thể áp dụng công thức tính chiều dày sàn bê tông theo AIC. Đây là tiêu chuẩn sàn bê tông dân dụng, trị số H sẽ phụ thuộc vào độ cứng của loại dầm sử dụng và chất liệu của thép. Cụ thể như sau:

Khi 0,2<a<2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn thì: h = Ld 0,8 + (fy/200 000)/ 36 + 5ß (anpha -0,2) và 5 in.
Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn thì: h = Ld 0,8 + (fy/200 000)/ 36 + 9ß) và 3.5 in.
Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn = EdJd/EsJ.

Nên đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? > Đổ sàn bê tông

Đổ sàn bê tông

3. Những lưu ý khi đổ sàn bê tông

Khi thi công đổ sàn bê tông, người thợ phải đổ bê tông theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng của sàn bê tông.

Mặt sàn khi đổ bê tông chia thành từng dải với diện tích rộng mỗi dải từ 1 – 2m. Phải đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành đổ dầm chính. Đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha sàn khoảng 5 – 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn. Lưu ý khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí. Sau đó, dùng bàn xoa gỗ đập và xoa phẳng mặt sàn.

Một lưu ý nữa là khối bê tông cần đổ phải ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới. Khi đổ bê tông, phải bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần. Tránh để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha.Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành theo nhanh và liên tục.

(Sưu tầm trên internet)

22 đánh giá

Bình luận