Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2

Phạm Thoa 116 0 6223

Trong bài viết này Vietnamarch xin đề cập đến những  họa tiết gợn sóng hoa văn uốn lượn trên gỗ ( thường thấy ở các mép , rìa bàn thờ) và những trang trí phức hợp trên đồ thờ cũng như các điển tích thường xuất hiện trong không gian thờ phụng của người Việt.

1.Những họa tiết xuất hiện trong trang trí bàn thờ – án gian thờ người Việt

Trên bàn thờ người Việt, đôi khi tinh tế sẽ thấy những hoa văn họa tiết nhỏ và truyền thống in trên đường viền của ban thờ . Có thể là bàn thờ đứng hoặc bàn thờ treo tường thì những đường trang trí nhỏ sẽ làm đẹp cho mẫu bàn thờ gia đình.

Họa tiết Ngọc trì trên bàn thờ

Trì : có nghĩa bậc bệ. Là họa tiết hình chữ nhật, có móc cuộn vào tâm vững chãi .

Họa tiết Hồi vân

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Những họa tiết xuất hiện trong trang trí bàn thờ - án gian thờ người Việt

Các đường nét Hồi Vân là các đường ngang và dọc liên tục mang lại sự bình an may mắn liên hồi .

Vân lá chuối

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Những họa tiết xuất hiện trong trang trí bàn thờ - án gian thờ người Việt

Là họa tiết mang ý nghĩa sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ và gần gũi thân thiết với người Việt Nam.

Cuộn thảo vân

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Những họa tiết xuất hiện trong trang trí bàn thờ - án gian thờ người Việt

Là những vân họa cuộn từ các loại hoa lấy cảm hứng từ hoa sen , hoa kim ngân…

Họa tiết Đài sen 

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Những họa tiết xuất hiện trong trang trí bàn thờ - án gian thờ người Việt
Hình ảnh Đức Phật ngồi trên đài sen giảng kinh và thiền định đã ăn sâu vào trong tâm trí của tất cả các Phật tử, theo đạo Phật.

2.Những hình ảnh chạm gỗ phức hợp và điển tích thường thấy trong phòng thờ

2.1. Tranh chạm gỗ phức hợp thường thấy trong trang trí phòng thờ

Mai Điểu: là hình tượng cây mai  kết hợp với chim điểu.

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Sập gụ mai điểu và ý nghĩa hình tượng mai điểu trong văn hóa Việt

Sập gụ mai điểu và ý nghĩa hình tượng mai điểu trong văn hóa Việt

Cây mai được biết đến là cây có sức mạnh tươi tốt , đại diện cho sự thịnh vượng giầu có , thu hút được những năng lượng tích cực mang lại niềm vui hạnh phúc cho gia chủ. Trong phòng thờ cây mai thể hiện ý nghĩa cao quý sang trọng.

Cặp chim chuyền- chim điểu luôn song hành bên nhau là biểu tượng cho tình cảm sắt son, gắn bó, mang tiếng vui ca cho đời.
Kết hợp hai hình ảnh hoa mai và chim chuyền lại mang ý nghĩa lớn về  sự sống, sức sống và sự hồi sinh mạnh mẽ. Trong phong thủy, Mai Điểu mang lại sự tốt lành, hạnh phúc và may mắn cho người xung quanh.

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Sập gụ mai điểu và ý nghĩa hình tượng mai điểu trong văn hóa Việt

Ngoài ra, hoa mai và đôi chim uyên ương còn tượng trưng cho cuộc sống vợ chồng bền vững, sự gắn bó hạnh phúc trong hôn nhân. Bởi vậy mà tranh Mai Điểu hoặc các đồ phong thủy khắc Mai Điểu cũng thường được chọn làm quà tặng cho các cặp vợ chồng mới cưới.

Hình ảnh Mai Điểu được thể hiện trên nhiều hình thức, chất liệu khác nhau, vật dụng khác nhau. Trong đó nổi bật là trên các đồ gỗ:  sập thờ Mai Điểu, sập phòng khách Mai Điểu, bàn ghế tân cổ điển, lục bình,…

Sập sen – gia đình thủy tộc: Cảnh vật hài hòa, với cảnh đồng quê Việt Nam xưa có sen, có cò, vịt, cua, ốc,…Sập có thể được đặt bên trong nhà thờ họ 

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Sập sen – gia đình thủy tộc:

Sập sen – gia đình thủy tộc:

Đôi hạc – Rùa

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Đôi hạc – Rùa

Rùa và Hạc là 2 loài vật rất thân nhau. Rùa- loài vật dưới nước, biết bơi. Hạc loài vật trên trời, biết bay. Khi trời làm mưa lũ cả một vùng rộng lớn . Hạc không biết bơi, rùa đã cho hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán hạc giúp rùa đi tìm tới các ao hồ. Như vậy, hình ảnh đôi hạc cưỡi lưng rùa còn thể hiện cho lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Trong đạo giáo, đặc biệt là đạo phật rất coi trọng loài chim hạc, coi đó là loài chim trên cao, loài chim của các đức tối cao và lấy đó là tượng trưng cho những thế lực siêu nhiên sự thanh cao, tinh túy và những mong ước tốt đẹp. Người ta trưng bày hạc ở những nơi trang nghiêm, ở những vị trí quan trọng trong căn nhà, ở những nơi thờ, cúng.

Đôi hạc đứng trên lưng rùa bằng đồng trên bàn thờ gia tiên còn được sử dụng như một liệu pháp “ Trấn phong thủy” ngăn chặn tà, xấu vào nhà.

*** Đôi hạc, lư hương, lục bình, cuốn thư câu đối … cho phòng thờ

“Tùng – Hạc trường xuân”, hay Tùng Hạc diên niên

Việc kết hợp tùng – hạc trong bức tranh tùng hạc trường xuân tạo nên một cấu tứ cân xứng. Cũng như sự toàn vẹn về ý nghĩa mà hiếm có bức tranh nào có được. Ước mơ đem lại năng lượng sống và ý chí mạnh mẽ, cho tuổi thọ, cho sức dẻo dai kiên cường. Ước mong một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc, danh tiếng, giàu sang.

Tranh gỗ tứ quý 

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Tranh gỗ phòng khách phòng thờ đẹp

Tranh gỗ tứ quý  phòng khách phòng thờ đẹp

Tranh tứ quý thường được trưng bày trong phòng khách hoặc phòng thờ. Ngoài trên chất liệu gỗ, tranh tứ quý còn trên chất liệu tranh trúc chỉ.

Cây Mai
Hình ảnh cây mai trong tranh Tứ Quý thực chất là mai trắng – sinh trưởng trong thời tiết giá lạnh của phương Bắc. Trong phong thủy, hoa mai trắng chính là sự thanh khiết, cao thượng, cao sang và quyền quý. Hoa mai nở mỗi dịp xuân về thể hiện sự giàu sang tấn tài và tấn lộc.

Cây Trúc
Cây trúc là loài cây có sức sống mãnh liệt. Thân trúc dài và cao, nhưng không bao giờ bị cong và rạp xuống đất. Hình ảnh cây trúc gắn liền với đức tính ngay thẳng và kiên cường không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh.

Cây Cúc
Hình ảnh hoa cúc trong tứ quý tượng trưng cho sự trường thọ và phúc lộc dồi dào. Trong phong thủy, hoa cúc tỏa ra nguồn năng lượng sẽ giúp gia chủ có cuộc sống an yên và cân bằng trong mọi việc.

Cây Tùng
Tranh cây tùng đại diện cho mùa đông. Hình ảnh này trong phong thủy ca ngợi phẩm chất của người quân tử và bậc trượng phu. Dù có trải qua khó khăn thử thách vẫn giữ vững khí tiết.

Như vậy, theo quan niệm của người phương Đông, bộ tranh tứ quý là biểu hiện của đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc,…giúp bầu không khí thư thái, thoải mái và giúp gia chủ tìm được sự yên ả trong tâm hồn và đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, bộ tranh tứ quý còn tượng trưng cho bốn đức tính của tứ quân tử.

2.2.Điển tích trong triện gỗ đồ thờ 

Tích “ Văn vương cầu hiền – Tam cố thảo lư”: Gia đình mong muốn con cháu thành đạt công thành danh toại

“Vinh quy bái tổ” với ý nghĩa tổ tông phù hộ che chở cho con cháu thành đại nghiệp.

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Điển tích trong triện gỗ đồ thờ 

Lưỡng long tranh châu 

Là hình ảnh đôi rồng hướng về “quả cầu lửa” thể hiện sức mạnh tâm linh bao trấn cho không gian thờ được bảo vệ bởi thế lực mạnh mẽ nhất vũ trụ.

Lưỡng long tranh châu hay song long tranh châu là hình ảnh mô tả cuộc tranh giành viên Thanh Châu của 2 con Rồng (lưỡng long). Trong đó, viên Thanh Châu rực sáng ở giữa được ví như trung tâm của trời đất; còn 2 con Rồng là biểu thị cho sức mạnh cân bằng giữ 2 thái cực Âm – Dương.

Hạt châu lại là biểu tượng của vũ trụ; nhiều nơi còn cho rằng ý nghĩa của hạt châu cũng như hình ảnh âm dương thái cực. Tượng trưng có cách vận hành, quy luật của vũ trụ. Chỉ sức mạnh âm dương chi phối vũ trụ một cách cân bằng; trong âm có dương, trong dương có âm.

Ý nghĩa của tích này là mang tới sự thu hút công danh tài lộc; có được quyền cao chức trọng trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt là những đồ vật dùng trong nội thất phong thủy như bộ bàn ghế; sập gụ; tranh gỗ phong thủy…Một số sản phẩm bình hoa; lọ gốm sứ thờ cúng cũng được tranh trí biểu tượng lưỡng long tranh châu.

” Ngũ phúc lâm môn ”

Ý nghĩa khi chiết tự gồm 4 chữ: “Ngũ” nghĩa là năm, “Phúc” trong chữ phúc lộc, “Lâm” mang nghĩa là đến và “Môn” nghĩa là cửa nhà, cửa ra vào.
Trong phong thủy, “ngũ phúc” gắn với biểu tượng năm con dơi đỏ, ngụ ý điềm lành, bình an. Theo cách phát âm của tiếng Hán, từ “dơi” đồng âm với từ “phúc” nên người ta tin rằng hình ảnh con dơi có thể mang lại thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc luôn gõ cửa.

Ngoài ra, các hoa văn Ngũ Phúc Lâm Môn cũng được sử dụng rộng rãi trong các ngôi làng, đền thờ và các công trình kiến ​​trúc khác. Hình ảnh những con dơi miệng ngậm chữ “Thọ” đang tung cánh bay mang ý nghĩa trường thọ, sống lâu trăm tuổi.

Cửu ngư quần tụ ” hay còn gọi là ” cửu ngư đồ “.

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Điển tích trong triện gỗ đồ thờ 

Tranh Cửu Ngư Quần Hội còn được biết đến là tranh Cửu Ngư Đồ. Sở dĩ gọi như thế là vì từ xa xưa, ông cha ta mong muốn nhớ đến những hình ảnh vẫy đuôi của chín con cá chép cùng quần tụ trong những hồ nước, con sông. Cảnh sắc tung tăng trong những đầm sen đầy sắc hương hay các nhánh mẫu đơn tuyệt đẹp đại diện cho vẻ đẹp vô cùng cao quý.

Tương truyền ví cá chép như biểu tượng thiêng liêng đại diện cho loài rồng. Cũng vì thế mà người trong dân gian thường truyền miệng nhau truyền thuyết cá chép hoá rồng hay cá chép vượt vũ môn. Chọn chín con cá chép là vì người Việt ta luôn xem số 9 là số đẹp nhất, thế nên hình ảnh chín con cá chép sẽ tạo nên bức tranh Cửu Ngư Quần Hội đẹp nhất, thúc đẩy cho gia chủ có được sức khoẻ và tài lộc dồi dào.

Cửu huyền thất tổ

“Cửu huyền: Chín đời: Cao (ông sơ), tằng (ông cố), tổ (ông nội), cha, mình, con, cháu, chắt, chít – Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.

Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ” – Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.

Cửu Huyền Thất Tổ ngụ ý ám chỉ và nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn tưởng nhớ, kính trọng tổ tiên, tiền nhân.

Tứ long ôm ngọc

Theo truyền thuyết, cai quản cõi Trời (Thiên Đình ) là Ngọc Hoàng thượng đế, ngài có 4 vị Hoàng Tử ai nấy đều tài giỏi, xuất chúng không ai trong trời đất sánh bằng. Thuở đó, Hắc Ma thoát khỏi ngục giam của Trời định cướp Ngọc Trời xưng bá cõi Thiên Đình, Ngọc Trời có sức mạnh linh khí có thể thay đổi trời đất nên NGỌC HOÀNG cử hàng vạn thiên binh thiên tướng đi bảo vệ Ngọc Trời, nhưng không thể khống chế Hắc Ma và bảo vệ Ngọc Trời. Thấy việc nguy nan Tứ Hoàng Tử bèn xin Ngọc Hoàng đi bảo vệ Ngọc Trời. Những trận chiến kinh thiên động địa diễn ra giữa Tứ Hoàng Tử và Hắc Ma bất phân thắng bại, cuối cùng phần thắng thuộc về Tứ Hoàng Tử và vì thế Bốn vị Hoàng Tử vẫn bảo vệ Ngọc Trời cho tới tận ngày nay.

Và hình tượng của Bốn Vị Hoàng Tử tượng trưng cho Bốn Vị Rồng Thiêng là Đông Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương, Tây Hải Long Vương, Bắc Hải Long Vương. Tới ngày nay, dân gian vẫn coi Rồng là linh vật có sức mạnh vô song, vô cùng linh thiêng, và là bậc Đế Vương cai quản 4 Phương, cùng nhau trông ôm chặt Ngọc Trời để bảo vệ Linh Khí của Trời Đất luôn được cân bằng.

Ý nghĩa của biểu tượng tứ long ôm ngọc: Hình ảnh Tứ Long ôm Ngọc Trời thể hiện sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của sự đoàn kết.

Lưỡng long chầu nguyệt

Là hình ảnh thường được nhầm với hình ảnh lưỡng long tranh châu thường thấy trong không gian nhà thờ họ.

Tuy nhiên hai hình ảnh này hoàn toàn khác nhau.

Thuật ngữ “Lưỡng long chầu nguyệt” xuất hiện ngay từ những năm 1930. Trong một cuốn sách nghiên cứu về văn hoá dân gian Việt Nam của nhà nghiên cứu Việt Nam học người Pháp là Le Brenton đã đề cập đến thuật ngữ này một cách rõ ràng. Trong đó, ông cho rằng, hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” là có thật và nó bị lai tạo hình ảnh rồng và tính đặc trưng trong quan niệm của người Trung Hoa. Và ngay trên các mái đình, đền, chùa, miếu, hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” cũng được thể hiện với đặc điểm là “đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục”. Đó là biểu tượng cho tâm linh thần phục thánh thần.

Trong bức tranh ” ngũ phúc lâm môn ” – phúc tới nhà nên cần vật dẫn và đón phúc vào nhà vì thế ta nên treo biểu tượng Dơi trước cửa đặc biệt là trong những ngày Tết.

Tứ linh hay còn gọi là Long Lân Quy Phụng

Là sự kết hợp của 4 loài vật:

Long: Rồng
Lân: Kỳ Lân
Quy: Rùa
Phụng: Phượng Hoàng

Hình ảnh tứ linh mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, công danh, trường tồn, trường thọ.

Cá chép trông trăng hay Lý ngư vọng nguyệt

Cá chép trông trăng hay Lý ngư vọng nguyệt là một trong những cảnh vẽ đẹp nhất của nghệ thuật dân gian Việt Nam. Vẻ đẹp toát lên từ hình tượng độc đáo, ấn tượng của bức tranh với bố cục hài hòa và cân đối. Cá chép theo văn hóa dân gian là biểu tượng cho ý thức, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, trong thi cử, là ước nguyện trong chốn quan trường với mong muốn “vượt vũ môn hóa rồng”. Trăng có hình tròn, là biểu tượng của sự hoàn mỹ, viên mãn.

Ý nghĩa cảnh vẽ Bát tiên quá hải

Tám vị tiên của đạo Lão và mười tám vị La Hán của Phật giáo nắm giữ những quyền năng siêu nhiêu và có phép thuật.

Sự hiện thân của những vị này trong các biểu tượng đặt trong nhà, chẳng hạn một bức tranh, pho tượng được tin rằng sẽ ban tặng sức khỏe, niềm hạnh phúc và may mắn đến cho gia chủ.

Ý nghĩa 3 ông PHÚC LỘC THỌ

Ý nghĩa 50+ điển tích- hình trang trí phức hợp trên gỗ trong không gian thờ Việt-Phần 2 > Ý nghĩa 3 ông PHÚC LỘC THỌ

Ba tiên ông mang nguyên khí của Lục Bạch Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8. Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khoẻ và cầu sinh thêm con cái.

Phúc mãn đường

Phúc Mãn Đường là chữa Hán Việt được kết hợp từ chữ Phúc – Mãn – Đường với nhau. Hiện nay, bộ ba chữ này được sử dụng để làm họa tiết trang trí nhiều vật dụng khác nhau. Chẳng hạn như là lục bình, cuốn thư hay tranh treo tường,… Tuy nhiên, không nhiều người biết được ý nghĩa của 3 chữ này khi được sử dụng trong nhà. ý nghĩa đó chính là phúc đức đầy nhà. Gia đình luôn hạnh phúc, sum vầy và luôn được bình an, may mắn ngập tràn.

Có thể điểm qua được các điển tích thường thấy trong không gian thờ nhà từ đường, phòng thờ của người Việt. Hi vọng phòng tư vấn phong thủy Vietnamarch sẽ mang lại cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Mọi thông tin mới chúng tôi sẽ cập nhật tiếp theo trong thời gian tới.

Hiện nay, vietnamarch đã ra mắt nhiều mẫu sản phẩm tranh gỗ chất lượng với đủ mẫu mã đa dạng, hãy liên hệ ngay với vietnamarch để được sở hữu mẫu tranh gỗ đẹp từ truyền thống đến hiện đại. Ngoài ra, chúng tôi còn sở hữu nhiều mẫu bàn thờ đứng, bàn thờ treo từ bình dân đến cao cấp, các mẫu tranh phòng thờ như tranh trúc chỉ, tranh giấy dừa chất lượng cao…cùng hệ thống tạo ánh sáng ấm áp cho không gian thờ như các mẫu đèn phòng thờ đẹp.

Quý khách cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ:

CHUYÊN GIA PHÒNG THỜ VIETNAMARCH:0918248297

26 đánh giá

Bình luận