Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2

Thu Minh 62 0 11432

Có một loài hoa đài các, cao quý mang tên “hoa sen”, có một nơi gọi là cội nguồn với cái tên thân thuộc “Đình Sen”. Mảnh đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình rạo rực chào đón công trình đình làng Sen thôn Hành Cung xã Ninh Thắng trong háo hức, niềm tin yêu với truyền thống văn hóa dân tộc. Vậy, còn chần chừ gì nữa, vững tâm cùng ngắm nhìn mẫu thiết kế đình chùa tuyệt phẩm này ngay sau đây.

1. Những thông tin cần biết về công trình thiết kế đình làng tại Ninh Bình

Tên công trình: Thiết kế ĐÌNH SEN 

Địa chỉ: thôn Hành Cung xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Chủ đầu tư: Ban quản lý di tích Đình Sen

Kiến trúc sư thiết kế đình chùa: Phạm Thái Hưng

Đơn vị thiết kế và thi công: Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH

2. File bản vẽ kết cấu đình chùa

2.1. Đặc điểm của bản vẽ thiết kế đình làng

Nói đến đây, đình được biết đến là nơi thờ tự vị Thành Hoàng làng, và đây được coi là biểu tượng văn hóa địa phương và nơi mà cả dân làng tụ họp vào những dịp lễ lớn trong năm như lễ, tết,… tùy theo phong tục tập quán từng nơi. Là công trình kiến trúc truyền thống, bởi vậy với những công trình kiến trúc tâm linh này cần có sự am hiểu về phong thủy cũng như văn hóa chung và riêng. Về cơ bản, thiết kế đình chùa cần chú ý những nguyên tắc sau: 

  • Điều đầu tiên chính là vị trí của đình làng, nơi đây cần hướng ra ao hồ, có vị thế cao hơn so với mặt đất
  • Thứ hai đó là những họa tiết hoa văn trang trí thường sẽ là họa tiết điêu khắc trang trí, hệ thống trụ cột vững chắc biểu hiện cho sự bảo vệ che chở. 
  • Thứ ba là bên dưới những cột gỗ to sẽ được đặt trên một tảng đá lớn phía dưới.
  • Thứ tư, hệ vì kèo thường sẽ làm bằng gỗ
  • Thứ năm, trong bản vẽ thiết kế đình làng cần chỉ ra rõ các vật liệu cần được sử dụng (gạch, mái ngói, …).
  • Thứ sáu, ngay trên nóc đình chùa là hình ảnh của “rồng chầu mặt nguyệt”. 
  • Thứ 7, có gian chính (gian giữa) là nơi để đặt bàn thờ thờ cúng vị thần của làng. 
  • Thứ 8, chú ý khi nhắc đến kiến trúc truyền thống như đình cùa của miền Bắc Việt nam, đó là 2 trụ cao vút lên, bên trên là hình ảnh của côn nghê trang nghiêm. 

2.2. Bản vẽ kết cấu chi tiết từng phần cụ thể

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2

Mặt bằng kiến trúc đình thờ – Tầng 1

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2

Mặt bằng kiến trúc đình thờ – Tầng 2

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2

Mặt đứng trục 1-8 đình thờ

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2

Mặt đứng trục A-H đình thờ

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2

Mặt cắt C-C đình thờ

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2

Mặt cắt B-B đình thờ

3. Model 3Dmax – Phối cảnh công trình đình chùa hơn 1000m2

3.1. Đôi nét về tiêu cảnh sân vườn Đình Sen

Là mảnh đất rộng lớn, trời phú ban cho khu đất này có khu đất rộng gần 2000m2, phía trước có một hồ nước lớn, đúng với câu ca mà cha ông đúc kết ngàn đời “tiền thủy, hậu sơn“.Thể hiện cho sự thanh bình, an yên giữa chốn quê hương, đây là biểu hiện cho một mảnh đất bình yên. Theo dân gian, phía trước nhà là nơi tụ khí, mà theo như quan niệm phong thủy thì “khí gặp thủy thì dừng, gặp phong thì tán“,  tức là cát khí đến nhà sẽ tuôn vào như nước và nếu như “phong ba bão táp” ập đến thì sẽ cuốn trôi theo dòng nước. Bởi vậy là hồ nước trước nhà hay trước các công trình nhà thờ họ, đình chùa là biểu hiện của sự may mắn, cát tường. 

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > Phối cảnh 3D công trình thiết kế đình chùa tại Ninh Bình

Tiêu cảnh sân vườn với hàng cây xanh ngắt, có rặng liễu, có hàng cau. Khu vực khuôn viên sân được thiết kế rộng rãi, phục vụ cho dịp dân làng hành hương, cúng lễ tụ họp nơi đây mà không gây ảnh hướng nơi thờ tự bên trong. 

3.2. Kiến trúc đình chùa với Model 3Dmax cực đỉnh

Lối kiến trúc đình chùa 8 mái uốn cong truyền thống mang nét cổ điển của văn hóa miền Bắc Bộ. Chính giữa mái là hình rồng chầu mặt nguyệt, với hệ ngói vảy rồng bao quanh. Hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” là hiện thân của sức mạnh muôn loài, là đại diện cho sự cát lành, trù phú, phồn vinh. Với tạo hình thân hình uốn lượn tựa như trục hình sin, tổng thể tạo nên 12 khúc là đại diện cho 12 tháng trong năm, đây là sự thay đổi của trời đất theo 1 năm ròng rã, và cũng là đại diện cho sự trù phú của nông nghiệp lúa nước. 

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > Phối cảnh 3D công trình thiết kế đình chùa tại Ninh Bình

Đối với kiến trúc đình chùa truyền thống Việt Nam, mái được thiết kế kiểu “đầu đao lá mái”, phần diềm mái vút cong, mái nhà dốc nghiêng nghiêng. Phần “đầu đao” là phần hoành (đòn tay) có kết cấu dạng hình chữ nhật. Hình ảnh linh thú trên đầu đao thường thấy chính là “Xi Vẫn”, đó là hình ảnh của đuôi cá biển và miệng rồng kết hợp với nhau có ý nghĩa “yểm hỏa tai”.

Công trình thiết kế đình đền “Đình Sen” với kết cấu bằng gỗ quý giá, mang đến nét văn hóa truyền thống dân tộc và lưu giữu giá trị văn hóa nghìn đời cho thế hệ con cháu mai sau.

Trở về cội nguồn với bản vẽ thiết kế đình làng Sen thôn Hành Cung tại Ninh Bình rộng hơn 1000m2 > Phối cảnh 3D công trình thiết kế đình chùa tại Ninh Bình

Công trình được chia thành nhiều phân khu khác nhau, khu điện thờ chính được thiết kế bậc thập thất cấp, điện thờ phụ được thiết kế thấp hơn với bậc cửu cấp đi lên. Theo quy luật, điện thờ chính sẽ được đặt khu trung tâm và cao nhất, và cứ thế giảm dần theo thứ tự, cấp bậc.

Hình ảnh lư hương bằng đồng hiện hữ tại khu vực đền thờ chính, là nơi hành lễ, thắp hương các vị thần linh. Ở chính giữa hai bên đền thờ, chiếc chuông Đại Hồng đồng cổ kính và uy nghi, đây là pháp khí thường thấy của các khu đền thờ theo tín ngưỡng Phật giáo. Chuông U Minh có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở mọi người thức tỉnh, sống bình an để vượt qua mọi đau khổ trần bi. 

Bên cạnh đó, hình tượng tạc đầu rồng ngay chính giữa cửa vào điện thờ, thể hiện sức mạnh quyền uy của nơi linh thiêng, không cho ma quỷ quấy nhiễu khu thờ tự cũng như dân làng.

**** Xem thêm những công trình kiến trúc tại bài viết: Ngắm nhìn những mẫu nhà gỗ cổ truyền đẹp nhất

4. Địa chỉ tin cậy tư vấn thiết kế đình chùa chuẩn phong thủy

Là một trong những công ty thiết kế nội thất có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Thế mạnh với lĩnh vực kiến trúc truyền thống như nhà từ đường, thiết kế công trình chùa, lăng mộ,… vững vàng trải qua 20 năm kinh nghiệm và thực hiện vô số các dự án lớn nhỏ khác nhau tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Dù là miền Bắc, miền Trung, miền Nam, chúng tôi thấu hiểu văn hóa và mong muốn của khách hàng để đem đến những công trình chất lượng nhất, hoàn hảo nhất.

Ngoài lĩnh vực thiết kế đình chùa, nhà thờ họ, chúng tôi còn thực hiện các dự án lớn thiết kế tòa nhà chung cư, thiết kế văn phòng, coworking space… Để được tư vấn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Công ty Kiến trúc – Nội thất Vietnamarch

Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 024.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)

Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7

Website: vietnamarch.com.vn

Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

Các dự án đã thực hiện xem TẠI ĐÂY

24 đánh giá

Bình luận