Nhà từ đường họ Phạm danh giá và những điều thú vị
Bắc Nam ngàn dặm một nhà,
Bốn phương họ Phạm đều là anh em.
Nhà từ đường họ Phạm có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Mỗi một vùng miền đều có địa phương tập trung nhiều họ Phạm và từ đó sẽ có những ngôi nhà thờ họ trang trọng và uy nghiêm được xây dựng và duy trì truyền thống văn hóa của dòng họ Phạm này.CHúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc họ Phạm và những điều thú vị về nhà thờ họ Phạm nhé.
1.Nguồn gốc dòng họ Phạm
Họ Phạm Việt Nam xuất hiện đồng thời với các họ khác trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng mấy chục ngàn năm. a. Họ Phạm là một dòng họ lớn trung bình, đứng thứ 5 sau các họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần… Dân số chiếm khoảng trên 6 triệu người (số này chưa chính xác). Phân bố trên hầu hết các tỉnh thành Việt Nam (đang lập bản đồ dòng họ) và nhiều nước khác.
Họ Phạm là một trong những dòng họ danh giá và được lưu truyền trong dân gian với những câu chuyện kì bí và đẹp như huyền thoại.
Thủy tổ của dòng họ Phạm là lão tướng Phạm Tu.
Phạm Tu (476 – 545) Tiền Lý triều Tả tướng, Trưởng Ban võ của nhà nước Vạn Xuân Thượng thủy tổ họ Phạm Việt Nam
Phạm Tu sinh ngày 10 tháng 3 năm Bính Thìn (tức 19.04.476) tại Trang Quang Liệt, nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Song thân của Ngài là Phạm Thiều và Lý Thị Trạch, vốn là những người đức độ có tiếng trong vùng.
Ngài là danh nhân họ Phạm xuất hiện sớm nhất trong lịch sử: Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” có hai chỗ viết về Ngài; bộ “Biên niên Lịch sử cổ trung đại” có ba lần nhắc đến tên Ngài …
Từ nhỏ Ngài đã là một trang thiếu niên phương phi, tuấn tú; chăm đọc sách, học giỏi, đàn hát hay … Lớn lên lại năng luyện võ nghệ, là một đô vật nổi tiếng, thường được gọi là Đô Tu, rồi đã thật sự trở thành một hào kiệt có uy tín lớn trong vùng.
Sinh ra giữa thời “hơn một ngàn năm Bắc thuộc” (từ năm -179 đến năm +905) nên hầu như suốt cuộc đời, Ngài sống ẩn dật, nung nấu chí cứu nước, chờ thời cơ. Ngài lấy biệt hiệu là Cảm Ứng cư sĩ , từng khuyên dân “cửu niên tam tích”(1) – “cửu niên” với nghĩa là lâu dài, nhiều năm tích trữu ba thứ là: Lương thực, quần áo, vũ khí … để luôn sẵn sàng, khi thời cơ đến thì vùng lên giành lại non sông.
Nhà bia thờ Phạm Tu trong khuôn viên đình ngoại ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hiện nay tại xã Thanh Liệt tên Phạm tu được đặt tên cho một trường tiểu học chuẩn của xã.
2.Những vị tướng có công họ Phạm với đất nước
Về các danh tướng, có thể kể: Phạm Tu (476-545), Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi, Phạm Bạch Hổ, Phạm Cự Lượng (thế kỷ X) (1) (2) (3), Phạm Ngũ Lão (1255-1320), Phạm Nhữ Tăng, Phạm Vấn, Phạm Đốc, Phạm Đình Trọng, …
– Về các văn thần có: Phạm Sư Mạnh, Phạm Tông Mại, Phạm Tông Ngộ, Phạm Công Trứ (1) (2), Phạm Gia Mô, Phạm Khiêm Ích, Phạm Phú Thứ, …
– Các Sử gia: Phạm Công Trứ, Phạm Đình Toái, Phạm Thận Duật (1) (2) …
– Các nhà giáo nổi tiếng: Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị, Phạm Huy Lượng, Phạm Qúy Thích …
– Ông tổ nghề dệt chiếu: Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.
3.Nhà thờ họ Phạm trên đất nước Việt Nam
Tại mỗi địa danh đều có nhà thờ họ Phạm là nơi đi về đầy tâm huyết của những người con họ Phạm trong nước và cả kiều bào nước ngoài, đều góp công góp của xây dựng nhà từ đườn uy nghiêm ghi nhớ công trạng của các vị có công với đất nước.
Các mẫu nhà thờ họ Phạm đẹp được ghi nhận gắn liền với lễ nghi trang trọng
Lễ giỗ tổ dòng họ Phạm Đức được tổ chức trang nghiêm và long trọng
Lễ căt băng khánh thành nhà thờ họ Phạm
Mẫu nhà thờ tổ họ Phạm được khởi công xây xong vào năm 2009
Mẫu nhà thờ họ Phạm ở Ninh Bình
4.Liên hệ đơn vị thiết kế nhà thờ họ, từ đường dòng họ đẹp tại Hà Nội
Chúng tôi nhận thiết kế thi công nhà thờ họ trên mọi miền đất nước và nguyện mang tới hình ảnh nhà thờ họ đẹp mắt ấn tượng, đáp ứng tấm lòng mong mỏi của họ hàng .Đặc biệt sẽ thiết kế nhà thờ họ chuẩn phong thủy, mang tài lộc thịnh vượng tới mọi người trong dòng tộc.
Để được tư vấn miễn phí, mời các bạn liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH
VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
Website: vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7