Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7

Phạm Thoa 118 0 4935

Phần lớn ở Miền Bắc vào ngày rằm tháng 7 được tổ chức khá long trọng, có nơi ăn tết to như Tết Nguyên Đán vậy. Đặc biệt trong các xóm làng, nơi có các nhà văn hóa và nhà thờ họ, thì truyền thống ăn rằm càng được coi trọng. Mọi người thường trở về từ nơi xa, tham gia các lễ hội được tổ chức trong nhà thờ họ khá linh đình. Đặc biệt là những người con xa xư, những Việt Kiều bao nhiêu năm xa quê, cũng hướng về quê nhà vào ngày hội Rằm.

1.Tại sao rằm tháng 7 là ngày lễ được mong chờ trong năm?

Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7 > Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7

Thời điểm diễn ra rằm tháng 7 là thời điểm quá giữa năm, thời gian này thường ít có lễ hội gì diễn ra. Trong khi đó sau Tết Nguyên Đán vào tháng 2 và tháng 3, là Tết ăn chơi, cách quãng một thời gian dài rồi mới tới lễ hội rằm tháng 7. Đó chính là lúc mọi người mong chờ được tham gia lễ hội làng. Đặc biệt là các con cháu sẽ tề tựu đông đủ vào nhà thờ họ để tưởng nhớ công ơn sâu sắc của thủy tổ cũng như các vị lão làng đã có công với dòng họ. Nơi đây sẽ tổ chức lễ hội ấm áp và trang nghiêm, thắp hương và bày lễ vật trên bàn thờ mong chờ một mùa vụ bội thu và cầu ước an lành cho con cháu trong gia đình.

Đây cũng là tháng tâm linh, còn gọi là tháng cô hồn nên hoạt động trong nhà thờ họ càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Các con cháu tích cực cúng lễ cho tháng cô hồn được an bình và làm ăn tấn tới, không bị quấy quả làm ảnh hưởng tới gia đạo nhà mình. Trong tháng này mọi người cũng tích cực cúng lễ , ăn chay làm việc thiện để mang lại bình an cho gia đình mình.

Đây cũng là tháng tổ chức lễ Vu Lan hàng năm để con cái tưởng nhớ tới công ơn của cha mẹ, hoa hồng cài áo là có từ lễ Vu Lan này.

Đặc biệt ở các làng quê vẫn còn giữ nguyên truyền thống cứ tới rằm nơi đầu tiên đến là nhà thờ họ. Ở mỗi làng , xã đều có nhà thờ họ riêng của từng gia tộc. Trong ngày này, tại các từ đường đều hương khói nghi ngút , mâm lễ bày trang trọng , người ra vào tấp nập như lễ hội. Gia đình nào cũng làm mâm lễ dâng lên bàn thờ tổ họ, nhớ về tổ tiên , nguồn cội  gia đình.

Nhất là với những người xa quê thì việc về quê vào ngày rằm tham dự lễ hội rằm thắp hương tưởng nhớ công ơn của tổ tiên là vô cùng cần thiết và quan trọng. Các anh em trong cùng một dòng họ luôn gọi nhau tìm về trong những ngày này để gặp gỡ ôn lại kỉ niệm xưa , gặp gỡ anh em họ hàng , có khi con cháu đã lớn ra đường còn không biết mà chào nhau.

2.Chuẩn bị đón rằm của nhà thờ họ

Trước ngày rằm con cháu trong họ hàng tổ chức một cuộc họp để phân công việc dọn dẹp nhà thờ họ sao cho trang trọng và sạch sẽ . Lau chùi hương án cẩn thận, thắp nhang cho ấm cúng.

Vào ngày rằm mọi người đều dâng lễ lên từ đường, thắp nén nhang với bài văn khấn nôm na hay bài bản tùy vào từng người . Đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính nhất dâng lên ông bà tổ tiên. Mỗi gia đình thường có mâm cúng lễ trang trọng bao gồm nhiều món như xôi, gà , chè cúng lễ, …cùng các món khác tùy theo gia tộc.

Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7 > Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7

nhà thờ họ sẽ làm mâm cúng đơn giản đốt vàng mã ngoài sân

Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7 > Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7

>>>55 gợi ý mâm cơm chuẩn vị Việt để thờ cúng ngày rằm tháng 7

Sau đó sẽ tộc trưởng sẽ đứng ra làm lễ long trọng, giới thiệu con cháu tề tựu đông đủ, cầu khấn tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe, học hành tiến tới, ăn nên làm ra, con đàn cháu đống và luôn đoàn kết, đùm bọc, yêu thương nhau. Ai có công trạng, học hành đỗ đạt, làm ăn phát tài hay sinh con đẻ cái thì khai báo với tổ tiên. Những đứa trẻ, từ đó,sẽ được vào sổ họ.

Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7 > Nhớ về nhà thờ tổ họ vào rằm tháng 7

Ngoài ra có nhà thờ sẽ tổ chức phát quà cho cháu được giấy khen hoặc có thành tích học tập tốt trong ngày rằm tại nhà thờ họ.

Trong thời gian này cũng có thể họp họ luôn để bàn về nhiều vấn đề như tu sửa mộ Tổ,hay sửa sang xây mới nhà thờ họ, thiết kế nhà thờ họ đẹp hơn , cần có quỹ đóng góp của toàn thể dòng họ. Thường thì trong dòng họ sẽ có người đóng góp lớn và chủ yếu. Họ thường là người có phần góp vật chất nhiều nhất , ngoài ra đóng theo đinh trong dòng họ . Theo quy định tối thiểu.

 

Cuối cùng là tổ chức ăn cỗ tại đây. Cỗ thì có thể do một vài người có điều kiện tài trợ , như các mạnh thường quân trong họ hoặc những Việt Kiều lâu năm về quê ăn rằm hoặc theo quy định đóng góp chung từ trước tới nay.

Nhờ có những hoạt động trong nhà thờ họ mà tình đoàn kết trong ngoài, tình lãng nghĩa xóm thêm đậm đà ấm áp hơn.

Nguồn ảnh : Tổng hợp fb 

 

25 đánh giá

Bình luận