Bảng quy cách xà gồ C
Xà gồ thép được sử dụng ngày càng phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi công trình xây dựng cũng như công nghiệp. Xà gồ có hai hình dạng là xà gồ chữ C và xà gồ chữ Z. Trong bài viết lần này, Vietnamarch xin mời các bạn cùng tìm hiểu bảng quy cách xà gồ C nhé!
1. Xà gồ C là gì?
Xà gồ C hay xà gồ chữ C, thép C, là loại xà gồ có mặt cắt dạng hình chữ C, được dùng nhiều trong các công trình xây dựng lớn, các công trình có bước cột (khoảng cách giữa 2 cột) dưới 6m. Các sản phẩm xà gỗ C được sản xuất đạt chất lượng tiêu chuẩn Nhật Bản, Châu Âu, với nguyên liệu là thép cường độ cao G350-450mpa và độ phủ kẽm là Z120-275g/m2.
Thông số kỹ thuật:
+ Sản xuất theo tiêu chuẩn JIS G3302, ASTM A653/A653M
+ Độ dày: 1.2mm ÷ 3.2mm
+ Bề rộng tép: Min 40mm (± 0.5)
+ Lượng mạ: Z100 ÷ Z350
+ Độ bền kéo: G350, G450, G550
2. Phân loại xà gồ C
Xà gồ C chia làm 2 loại chính là xà gồ C đen và xà gồ C mạ kẽm.
- Xà gồ C đen là loại xà gồ được sản xuất bằng các loại thép có cường độ cao từ 350 mpa đến 450 mpa, bởi quy trình cán khô, không sử dụng nước, có nhiều kích thước, lỗ đột theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng được các yêu cầu thiết kế của công trình, giá rẻ hơn xà gồ C mạ kẽm.
- Xà gồ C kẽm là loại xà gồ được mạ lớp kẽm có khả năng chống gỉ sét tốt, quy trình sản xuất hiện đại có độ chính xác cao, đa dạng chủng loại, kích thước đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế của công trình.
3. Ưu điểm của xà gồ C
- Xà gồ C có độ bền cao, độ cứng tốt.
- Xà gồ C đen có khả năng vượt nhịp rất lớn mà vẫn đảm bảo được độ võng cho phép.
- Xà gồ C mạ kẽm có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ sét rất tốt.
- Xà gồ C mạ kẽm không cần sơn phủ chống rỉ giúp tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí sơn.
- Xà gồ C được sản xuất trên dây chuyền mạ NOF nên mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Trọng lượng xà gồ C nhẹ, dễ dàng di chuyển.
- Lắp đặt đơn giản, nhanh chóng, chi phí công trình thấp, cần rất ít chi phí bảo trì.
- Có nhiều kích thước phù hợp với tất cả các khẩu độ và thiết kế mọi công trình.
- Có phụ kiện đồng bộ, có thể làm sạch bề mặt dễ dàng và an toàn thân thiện với người sử dụng.
- Xà gồ C đã được gia công đột lỗ sẵn tại nhà máy giúp đẩy nhanh tốc độ thi công công trình.
- Phần mái công trình luôn đảm bảo độ chắc chắn và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay ngoại lực.
4. Ứng dụng của xà gồ C
Với những ưu điểm như trên, xà gỗ C được ứng dụng nhiều trong xây dựng làm khung, vì kèo nhà xưởng, đòn tay thép cho gác đúc, nhà tiền chế, nhà ở dân dụng… Xà gồ C được dùng trong các công trình xây dựng có quy mô vừa và lớn như kho, xưởng, nhà thi đấu, bệnh viện…
>>Xem thêm: Bảng quy cách xà gồ Z
5. Quy cách của xà gồ C
Quy cách xà gồ C bao gồm các thông số kỹ thuật như kích thước, độ dày, trọng lượng, chiều dài, quy cách bó thép… Biết được quy cách xà gồ C sẽ giúp các kỹ sư, nhà thầu tính toán được khối lượng thép C cần dùng cho hệ thống vì kèo, đòn tay… của công trình.
Kích thước xà gồ C gồm các thông số sau: chiều rộng tiết diện, chiều cao 2 cạnh, độ dày và chiều dài cây thép.
- Chiều rộng tiết diện xà gồ C thường là 60, 80, 100, 125, 150, 180, 200, 250, 300mm
- Chiều cao 2 cạnh xà gồ C thường là 30, 40, 45, 50, 65, 75mm
- Độ dày xà gồ C từ 1,5mm đến 3,5mm
- Chiều dài xà gồ C là 6m (có thể cắt theo yêu cầu)
Từ bảng tra kích thước, vị trí đột lỗ và chiều dài chống mí dưới đây, các kỹ sư sẽ xác định chính xác vị trí và gia công các lỗ chuẩn theo yêu cầu. Tránh việc đột lỗ không đúng vị trí, gây tổn thất về chi phí và thời gian của doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Dung sai mép cánh xà gồ: ± 3mm
- Dung sai kích thước hình học sản phẩm: ± 2mm
(Sưu tầm trên internet)