Kích thước móng băng tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Trương Huyền 138 0 26217

Móng băng là một kết cấu kỹ thuật cơ bản để xây dựng được một công trình, nó được bố trí nằm phần dưới cùng của toàn bộ công trình xây dựng để đảm bảo công trình đó có khả năng chịu được sức ép lớn của trọng lực. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về móng băng và kích thước móng băng tiêu chuẩn là bao nhiêu nhé!

1. Móng băng là gì?

Móng băng là loại móng nhà có dạng một dải trải dài, có phần chân đế mở rộng, có thể đứng độc lập hoặc giao cắt nhau kiểu hình chữ thập. Cũng như các loại móng khác thì móng băng có tác dụng đỡ tường hoặc hàng cột, nâng đỡ toàn bộ kết cấu, trọng lượng của cả tòa nhà. Móng băng được dùng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở vì nó dễ thi công, độ lún đều và tiết kiệm tối đa chi phí thi công. Kết cấu móng băng phù hợp với những ngôi nhà có nền đất yếu hoặc bình thường. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, quy mô diện tích cũng như độ bền, độ cứng, mức độ lún của đất ở khu vực đó mà lựa chọn sử dụng các loại móng băng sao cho phù hợp nhằm đảm bảo được độ an toàn cho công trình.

Kích thước móng băng tiêu chuẩn là bao nhiêu? > Móng băng xét về kết cấu gồm có móng băng gạch và móng băng bê tông cốt thép

Móng băng xét về kết cấu gồm có móng băng gạch và móng băng bê tông cốt thép

Móng băng thuộc loại móng nông, xây trên hố đào trần rồi lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 – 3m, có trường hợp đặc biệt sâu đến 5m và thường được xây dưới tường hoặc hàng cột. Tiêu chuẩn móng băng có chiều rộng dao động từ nhỏ hơn 1,5m, nếu có cấu tạo và kích cỡ sai lệch rất có thể xảy ra tình trạng sụt lún nhiều hơn móng đơn thông thường.

2. Cấu tạo của móng băng

Móng băng có cấu tạo gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối và dầm móng.

Chi tiết:

  • Lớp bê tông lót dày 100mm.
  • Kích thước bản móng phổ thông là: (900 – 1200) x 350 (mm).
  • Kích thước dầm móng phổ thông là: 300 x (500 – 700) (mm).
  • Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
  • Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Lưu ý: Trên đây chỉ là những số liệu cơ bản, tùy thuộc vào địa chất khu vực xây dựng, loại hình công trình mà có sự thay đổi các con số sao cho phù hợp.

Kích thước móng băng tiêu chuẩn là bao nhiêu? > Cấu tạo móng băng

Cấu tạo móng băng

3. Phân loại móng băng

Xét về vật liệu kết cấu

  • Móng băng gạch
  • Móng băng bê tông cốt thép

Xét về phương

  • Móng băng 1 phương: Là chỉ có 1 phương theo chiều ngang hoặc đó là 1 phương sắp theo chiều song song. Khoảng cách này còn được đánh giá tùy thuộc vào diện tích của toàn bộ ngôi nhà.
  • Móng băng 2 phương: Là loại móng băng mà có những đường móng được bố trí, sắp xếp giao nhau như là các ô cờ ở trong một bàn cờ lớn.

Xét theo độ cứng

  • Móng băng cứng
  • Móng băng mềm
  • Mng băng hỗn hợp hay móng băng kết hợp

(Lưu ý: độ cứng ở đây có thể được hiểu tùy thuộc vào các loại vật liệu khác nhau như thép, bê tông, sắt… hay với các loại băng cọc được đóng phía dưới móng nhà như: cọc cừ, cọc tràm, cọc bạch đàn…)

>>Xem thêm: Các loại kết cấu móng nhà phổ biến hiện nay

4. Tiêu chuẩn kích thước móng băng

4.1 Tiêu chuẩn kích thước bản vẽ móng băng

Tiêu chuẩn kích thước bản vẽ móng băng là thông số được đưa ra để đảm bảo sự an toàn tối đa của công trình. Theo đó:

  • Kích thước móng phổ thông tiêu chuẩn sẽ là: (900-1200) x 350 (mm). Trong đó thép của móng phổ thông phải đạt kích thước là Φ12a150.
  • Kích thước dầm móng phổ thông sẽ là: 300 x (500-700) (mm). Trong đó thép dầm móng phải đạt 6Φ(18-22) với thép dọc và Φ8a150 với thép đai.
  • Các kiến trúc sư thường chọn chiều cao dầm móng chiếm 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất đối với những dự án xây dựng nhà cao tầng điển hình.
Kích thước móng băng tiêu chuẩn là bao nhiêu? > Kích thước bản vẽ móng băng

Kích thước bản vẽ móng băng

4.2 Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng

Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng sẽ được tính toán bằng chính khoảng hở thông thủy của công trình. Theo đó, các giá trị này sẽ không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn đường kính cốt thép. Để thỏa mãn các khoảng cách tiêu chuẩn, việc bố trí cốt thép sẽ được quy định như sau:

  • Khoảng hở phần cốt thép đặt dưới phải bằng 25mm
  • Khoảng hở phần cốt thép đặt trên phải bằng 30mm
  • Trường hợp cốt thép được đặt thành hai hàng thì hai phần phía trên sẽ cách nhau 50mm
  • Trường hợp thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở phía trên phải đút lọt đầm dùi
  • Khoảng cách giữa dầm sàn và dầm khung phải đảm bảo tạo thành góc vuông

4.3 Tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật vật liệu, nguyên liệu

  • Phần tiết diện của vật liệu cốt thép được sử dụng trong quá trình làm móng băng bị giảm trong quá trình làm sạch hoặc vận chuyển phải đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép. Chỉ số tiết diện giới hạn cho phép là 2% đường kính.
  • Cốt thép trước khi đưa vào thi công phải được cố định trước bằng chân chó hoặc cục kê bê tông. Khoảng cách của chân chó hoặc cục kê bê tông phải cách nhau theo một tỷ lệ nhất định nhằm hạn chế sự xê dịch trong quá trình thi công công trình.
  • Ván khuôn thi công bê tông phải đảm bảo vững chắc, có độ dày và khả năng chịu lực đạt tiêu chuẩn, không bị biến dạng do sự thay đổi trọng lượng của bê tông.
  • Phần bê tông được trộn phải có tỷ lệ chuẩn, sạch sẽ và không dính tạp chất.

(Sưu tầm trên internet)

25 đánh giá

Bình luận