Kết cấu mái bê tông cốt thép
Mái nhà có kết cấu bê tông cốt thép đang ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây, nhất là ở những khu vực hay xảy ra thiên tai, bão lụt… Kết cấu mái bê tông cốt thép đóng vai trò nền tảng để quyết định sự vững chắc của một ngôi nhà. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về kết cấu mái bê tông cốt thép nhé!
1. Kết cấu mái bê tông cốt thép là gì?
Kết cấu mái bê tông cốt thép được xem là dàn kết cấu để chống đỡ cho phần mái được liên kết với phần khớp cột. Kết cấu mái bê tông cốt thép được thi công theo 2 dạng chính: tháo rời hoặc dính liền (nếu ngôi nhà cũng được xây bằng bê tông). Mái bê tông được gia cố vững chắc bằng khung thép từ chiều dài đến chiều rộng, trong đó, bê tông được xem như cơ bắp và da thịt bên ngoài.
2. Các bước xây mái bê tông cốt thép
Bước 1: Xây dựng khung đổ hỗn hợp bê tông. Khung này có thể bỏ hoặc giữ lại sau khi hoàn thành.
Bước 2: Trộn bê tông và đổ vào khung được buộc bằng thép cây. Cốt thép đóng vai trò là khung xương và gia cố kết cấu giúp bê tông khô xung quanh. Sau đó có thể phủ ngói, ván lợp trang trí hoặc lớp hoa văn lên mái để tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Bước 3: Phủ lớp chống thấm lên bề mặt mái nhằm giảm nhiệt và ngăn nước mưa thấm vào.
3. Đặc điểm của kết cấu mái bê tông cốt thép
Nếu lựa chọn phương pháp thi công toàn khối, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép sẽ cần đến kết cấu bê tông. Mái bê tông cốt thép phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt và chống dột để có thể chịu được những tác động của thời tiết. Có hai kết cấu mái bê tông cốt chép chủ yếu là hình dạng kết cấu mái phẳng và hình dạng mái vỏ mỏng không gian.
Mái bằng có độ dốc I < 1/8, còn mái dốc có độ dốc là I >1/8
Kết cấu mái dạng toàn khối cũng được xem là kết cấu phẳng.
Hệ mái lắp ghép được chia làm hai loại chính là hệ mái có xà gồ và hệ mái không có xà gỗ. Trong hệ mái không có xà gồ, panel được gác trực tiếp lên kết cấu mái đỡ, được gọi là dầm và dàn mái.
>>Xem thêm: Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là bao nhiêu?
4. Ưu điểm của kết cấu mái bê tông cốt thép
Dưới đây là những ưu điểm của kết cấu mái bê tông cốt thép khiến cho nhiều người lựa chọn loại mái này.
Độ bền cực kỳ cao
Mái bê tông cốt thép có độ bền cao hơn nhiều so với những loại vật liệu làm mái nhà khác. Mái bằng bê tông cốt thép có tuổi thọ lên đến 50 năm nếu được đặt ở nơi có khí hậu thuận lợi. Nó có thể chịu được mưa to, gió lớn, côn trùng phá hoại thậm chí là hỏa hoạn. Vì thế chủ nhà sẽ không phải quá lo về chi phí bảo dưỡng trong một thời gian dài sử dụng.
Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc
Mái bê tông cốt thép có hình dáng đa dạng phù hợp với nhiều kiểu phong cách thiết kế nhà khác nhau từ phong cách cổ điển, tân cổ điển cho đến hiện đại. Về máu sắc, gia chủ có thể chọn bất kỳ tone màu nào cho mái nhà miễn sao hòa hợp với gam màu chủ đạo của ngôi nhà.
Có thể chịu tải trọng lớn
Mái bê tông cốt thép loại dán ngói có thể chịu được lượng tải trọng lớn, gia chủ có thể lắp đặt các thiết bị khác trên mái như bồn nước, dàn nước nóng năng lượng mặt trời…
Chi phí bảo trì thấp
Do bê tông rất cứng và khó hư hỏng nếu không có tác động mạnh từ ngoại lực cho nên gia chủ không cần phải mất quá nhiều chi phí thay thế, sửa chữa thường xuyên, chỉ khi phần nào đó của mái bị hư hỏng thì chỉ cần thay thế hay sửa chữa ngay chỗ đó là được.
Tiết kiệm năng lượng
Mái bê tông cốt thép giảm nhiệt lượng vào nhà tốt hơn các vật liệu khác, nhờ đó gia chủ có thể giảm chi phí sử dụng các thiết bị làm mát nhân tạo.
(Sưu tầm trên internet)