Cách thờ Phật Xá Lợi tại nhà chuẩn phong thủy nhất!
Thờ Phật Xá Lợi là một trong những tín ngưỡng trên con đường tu tập của người Phật tử. Vậy cách thờ Phật Xá Lợi tại nhà chuẩn phong thuỷ như thế nào, Vietnamarch mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tín ngưỡng thờ Phật Xá Lợi và cách thờ Phật Xá Lợi tại nhà chuẩn phong thủy
Sự tôn thờ Phật Xá Lợi hay Xá Lợi Phật thuộc về tín ngưỡng của mỗi người, người Phật tử có tin vào xá lợi thì xá lợi mới xuất hiện còn không tin thì sẽ không linh ứng. Sự tín ngưỡng và tôn thờ Phật Xá Lợi sẽ giúp người Phật tử thăng quan tiến chức trên đường tu hành, có người tôn thờ xá lợi Phật như tôn thờ Đức Phật sanh tiền nên các vị đấy rất tinh tấn trong tu hành và có thêm nhiều phần phước huệ rất cao quý.
Vì xá lợi là báu vật biểu trưng như Đức Phật còn tại thế cho nên tất cả các xá lợi đều có một vai trò quan trọng đối với chúng ta. Nếu chúng ta cung kính lễ bái, cúng dường bằng tâm vô nhiễm thì sẽ được phước đức vô lượng vô biên. Xá lợi không chỉ tạo nên mọi sự phước đức mà còn là động lực xoay chuyển tâm hồn con người từ hung dữ sang hiền lương, từ vô đạo đức thành có đạo đức.
Cách thờ Phật Xá Lợi tại nhà chuẩn phong thuỷ sẽ tùy theo nghiệp nặng hay nhẹ của mỗi người. Tương truyền, ngọc xá lợi của Đức Phật có thể biến hóa một cách kỳ diệu từ ít thành nhiều, nhỏ thành lớn, đục thành trong và tỏa sáng hào quang. Sự biến hóa này có được do sự thành tâm lễ bái. Ngài Hư Vân kể rằng: Khi ngài tới lễ xá lợi của Đức Phật tại chùa A Dục, càng lễ thì hào quang từ xá lợi càng tỏa sáng, cũng nhờ thành tâm lễ bái Xá Lợi Phật mà ngài hết bệnh. Riêng xá lợi răng và xương của Đức Phật thì không có sự biến hóa từ ít thành nhiều, chính vì thế mà tháp thờ xá lợi răng và xương rất hiếm, còn tháp thờ ngọc xá lợi thì lại rất nhiều.
Cách thờ Phật Xá Lợi tại nhà chuẩn phong thuỷ cần có sự tín ngưỡng chân chính hay còn gọi là chánh kiến, chánh tư duy, khi nhìn thấy xá lợi răng, xương, tóc, móng… của Phật hay các di vật của chư thánh Tăng, Thầy Tổ thì tỏ lòng tôn kính, phụng thờ. Có chánh nghiệp thì việc tôn thờ xá lợi Phật sẽ có ích lợi, tăng thêm phước huệ.
2. Cách phân biệt Xá Lợi thật – giả
Theo lời của Thượng tọa Như Điển được ghi chép ở trang 178 cuốn “Những Chuyện niệm Phật vãng sanh Lưu Xá Lợi” do cư sĩ Tịnh Hải sưu tầm:
“Một phần lớn di chuyển về Thiên cung, một phần di chuyển về Long cung. Xá Lợi Phật có ba phần, một loại lớn bằng mút đũa, một loại bằng hạt gạo, một loại bằng hạt mè. Xá Lợi bằng mút đũa hiện không còn nữa. Xá Lợi bằng hạt gạo cũng không còn. Bây giờ duy nhứt còn Xá Lợi bằng hạt mè.
Muốn biết thế nào là viên Xá Lợi thật, phải làm bằng cách như thế này:
Đặc điểm 1: Tính linh thiêng
– Lần 1: Chuẩn bị 2 bát nước và để riêng gạo, mè. Để gạo vào nước, thì gạo sẽ chìm, rồi lấy Xá Lợi để vào nước, Xá Lợi cũng chìm.
– Lần 2: Lấy gạo ra và bỏ lại một nửa vào chén nước, gạo vẫn chìm. Lấy Xá Lợi ra và bỏ một nửa vào chén nước, Xá Lợi không chìm.
– Bây giờ lấy mè bỏ vào nước, ta sẽ thấy mè nổi trên nước như Xá Lợi. Nhưng nếu để Xá Lợi cách nhau khoảng 10 ly thì Xá Lợi tự động di chuyển chứng tỏ pháp thân thanh tịnh Tỳ Lô Giá Na Phật vẫn còn tồn tại trong cõi này.
Cho nên người nào có phước, thờ Xá Lợi thì Xá Lợi sẽ lớn lên. Còn người nào vô phước mà thờ Xá Lợi thì Xá Lợi bay bổng đi nơi khác, mặc dù đang được cất giữ trong một cái tháp. Đó là sự linh thiêng của Xá Lợi, và cũng là đặc tính thứ nhất.
Đặc tính thứ hai: Xá lợi có 5 màu sắc
Xá Lợi có màu chính là màu lá cờ Phật giáo do một Đại Tá Mỹ tên là Henri Olscostt đề nghị. Ông này khi qua Tích Lan, thấy hào quang năm màu của Phật, mới đề nghị lấy 5 màu đó làm màu cờ Phật giáo, bao gồm:
1. Xanh lá cây và nước biển tượng trưng cho niềm tin là Tín.
2. Màu vàng tượng trưng cho sự Tinh tấn.
3. Màu đỏ tượng trưng cho suy nghĩ tức là Niệm.
4. Màu trắng tượng trưng cho Định.
5. Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ.
Đặc tính thứ ba: Tự di chuyển
Điều nên hiểu về xá lợi Phật đó là Xá Lợi tự động di chuyển trong khi đó, không có một vật gì ở thế gian khi đã chìm rồi lại nổi, không có một vật gì tự động di chuyển.
Có câu chuyện kể lại rằng, tại rừng Câu Thi Na – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn – có một ngôi chùa tên là Song Lâm có ba viên ngọc Xá Lợi của đức Phật.
Sư cô tại đây khi qua Mỹ, đến Houston, Texas mang theo một viên Xá Lợi cúng dường cho một chùa cũng có tên Linh Sơn. Vị trụ trì bận việc chưa sắp xếp được việc thờ phụng đúng cách nên đem viên Xá Lợi bỏ vào một tủ khóa lại. Đến khi nhớ ra mở túi thì không thấy Xá lợi đâu nữa.
Ba tháng sau, sư cô trở về Ấn Độ thì thấy viên Xá lợi kia đã nằm sẵn trong tháp. Xá lợi quý giá, nhưng nếu không biết cách gìn giữ thì Xá lợi sẽ tự động giã từ mà trở về chốn cũ.”
(Sưu tầm trên internet)
*** Xem thêm: