Kích thước kính cường lực thông dụng là bao nhiêu?
Kính cường lực được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng và nội thất bởi nhiều đặc điểm ưu việt, nổi trội hơn so với các loại kính thường như độ an toàn khi vỡ, độ chắc chắn, độ bền, tính chịu lực, chịu nhiệt… Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu về kích thước kính cường lực thông dụng hiện này là bao nhiêu nhé!
1. Các thông số kính cường lực
1.1 Về mặt kỹ thuật
- Độ dày tiêu chuẩn 4 mm – 24 mm.
- Kính tôi không thể cắt, khoan, mài cạnh sau khi tôi.
- Công tác khoan lỗ, khắc hay xử lý cạnh phải được thực hiện trước khi tôi.
- Có thể sản xuất kính tôi với hầu hết các hình dạng, màu sắc, tính chất khác nhau theo ý muốn.
- Cần xác định kích thước chính xác trước khi đặt hàng.
- Đường kính của lỗ khoan trên kính cường lực không được nhỏ hơn chiều dày của kính. Nếu nhỏ hơn cần phải tham khảo ý kiến của nhà sản xuất.
- Nếu tổng diện tích lỗ khoan vượt quá 1/6 diện tích bề mặt, hoặc nếu có từ 5 lỗ khoan trở lên trên mặt một tấm kính, cần tham khảo ý kiến của nhà sản xuất.
>>Xem thêm: Kích thước cổng nhà theo Lỗ Ban
1.2 Về chất lượng
Các hệ thống tiêu chuẩn của kính cường lực là:
- TCVN 7455: Việt Nam
- ANSI Z97.1 của Mỹ.
- BS 6206 của Anh.
- AS/NZS 2208 của Úc – Newzealand
- ECE R43 của Châu Âu
Theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN 7455 của Việt Nam thì kính cường lực thành phẩm phải được kiểm định theo 7 thông số kỹ thuật đó là:
- Kiểm định ứng suất bề mặt (liên quan đến tỷ lệ và kích thước hạt kính vỡ).
- Kiểm định va đập con lắc.
- Kiểm định va đập bị rơi.
- Kiểm định dung sai kích thước.
- Kiểm định dung sai độ dày.
- Kiểm định độ phẳng.
- Kiểm định khuyết tật ngoại quan.
2. Độ dày – Thể tích – Trọng lượng riêng – Kích thước kính cường lực thông dụng
- Thể tích của kính cường lực đối với 1m3 kính = 2.500kg.
- Khối lượng riêng của kính cường lực 10mm = 25kg/m2.
- Các loại độ dày kính cường lực hiện nay rất phong phú: 2mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12, 15mm, 19mm. Trong đó kính cường lực dày 10mm cũng là loại tiêu chuẩn để tính toán khối lượng, trọng lượng kính cường lực cho các độ dày kính khác. Và cũng là loại khổ kính có nhu cầu lắp đặt nhiều nhất hiện nay. Còn kính cường lực 19mm là loại dày nhất, nếu công trình nào cần độ dày lớn hơn thì có thể ghép 2 tấm kính có cùng độ dày lại để đảm bảo an toàn và vững chắc.
Mỗi loại độ dày kính cường lực sẽ phục vụ cho các nhu cầu sử dụng, lắp đặt khác nhau:
+ Kính cường lực dày dưới 8mm phù hợp để làm mặt bàn, ốp trang trí, vách cabin tắm, cửa sổ kính…
+ Kính cường lực 10mm thường được sử dụng phổ biến để làm cửa ra vào, cửa sổ, vách kính cường lực, vách ngăn phòng…
+ Kính cường lực 12mm được sử dụng làm lan can kính, cầu thang kính, cửa kính cường lực…
+ Kính cường lực 15mm phù hợp sử dụng cho các tòa nhà cao tầng, cao ốc, cửa kính tự động…
+ Kính cường lực 19mm được sử dụng làm kính chống đạn cho ngân hàng hay làm vách kính cho các tòa cao ốc lớn, sàn nhà bằng kính với diện tích lớn…
Bảng kích thước kính cường lực thông dụng
Hiện nay tại Việt Nam đã có bước đột phá mới là sản xuất được kính cường lực có kích thước lớn nhất là 2700 x 4876 mm. Các loại khổ lớn hơn thì hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài.
3. Kích thước kính cường lực thông dụng theo phong thủy
Kính cường lực được lựa chọn làm cửa nhà an toàn ngoài việc chú ý thiết kế ở vị trí nào, quay hướng nào hợp phong thủy thì còn phải kể đến việc lựa chọn kích thước cửa sao hợp phong thủy.
Theo các nhà nghiên cứu phong thủy thì kích thước cửa nhà kính cường lực phải có kích thước như sau:
- Kích thước cửa chính theo phong thủy: Cao từ 2,3 – 2,92m; rộng từ 1,46 – 4,8m
- Kích thước cửa đi 1 cánh, cửa đi 2 cánh, cửa hậu, cửa phụ theo phong thủy: Cao từ 2,11 – 2,72m; rộng từ 0,86 – 2,12 m
- Kích thước cửa thông phòng: Cao từ 1,92 – 2,3m; rộng từ 0,86 – 1,32m
- Kích thước cửa nhà vệ sinh, nhà tắm theo phong thủy: Cao từ 1,92 – 2,3m; rộng từ 0,68 – 1,06m.
(Sưu tầm trên internet)