Những mẫu câu đối hay và ý nghĩa cho cổng nhà thờ họ, từ đường.
Câu đối là nét đẹp trong văn hóa chơi chữ Hán Nôm của người dân Á Đông, xuất hiện phổ biến ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Câu đối được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc truyền thống, tâm linh như: nhà thờ họ, từ đường, chùa, đình, đền, miếu… sử dụng câu đối thờ để tán tụng công lao, lòng biết ơn đối với tổ tiên, thần thánh. Sử dụng câu đối để tặng người khác trong dịp mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng hạnh phúc, mừng tân gia…, câu đối để chơi ngày tết, câu đối phúng viếng thể hiện lòng thương tiếc với người đã khuất.
1. Ý nghĩa của đôi câu đối.
Câu đối gồm hai vế đối nhau biểu thị một ý chí, tình cảm, quan điểm của tác giả về một sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội. Mỗi đôi câu đối có ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung đều là để ca ngợi, tán tụng công lao, chúc mừng dịp vui, thể hiện lòng biết ơn, … đôi khi có những câu đối dùng để châm biếm, chế giễu, lên án những thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Nguyên tắc đối.
Về cơ bản có 4 nguyên tắc đối sau thường hay được sử dụng:
2.1. Đối ý và đối chữ.
Đối ý: là hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu song song nhau.
Đối chữ: phải xét đến thanh và loại trong câu.
– Về thanh: thanh bằng phải đối với thanh trắc và ngược lại.
– Về loại: Loại từ trong câu thực tự (chữ nặng như: trời, đất, cây…) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru…) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho…
2.2. Vế câu đối.
Là một đôi câu đối gồm hai câu đi song song, mỗi câu là một vế đối. Nếu đôi câu đối đó của cùng một người sáng tác thì gọi là vế trên vế dưới, còn nếu của một người nghĩ ra để một người khác đối đáp lại thì gọi là vế ra và vế đối.
2.3. Số chữ và các thể câu đối.
Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.
Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
– Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
– Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
– Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.
2.4 Luật bằng trắc.
Câu tiểu đối:
– Vế phải: trắc-trắc-trắc
– Vế trái: bằng-bằng-bằng
Câu đối thơ: Là thể đối chữ phải tuân theo quy luật bằng trắc giữa hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối của mỗi đoạn phải tuân theo quy luật: “thanh bằng đối với thanh trắc” hoặc “thanh trắc đối với bằng”. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì: nếu chữ cuối vế ra là trắc, thì các chữ cuối vế kia phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì sẽ đối theo luật thơ thất ngôn.
3. Tổng hợp hơn 30 mẫu câu đối hay và ý nghĩa cho cổng nhà thờ họ.
Dưới đây Vietnamarch xin chia sẻ đến bạn đọc 30 mẫu câu đối hay và ý nghĩa sử dụng trong cổng nhà thờ họ, từ đường, cổng tam quan, đình chùa, miếu…nhằm tán tụng công lao của dòng họ tổ tiên, là lời nhắn nhủ con cháu lấy đó làm gương.
>> Bạn xem thêm: Mẫu câu đối sử dụng trong phòng thờ, bàn thờ.
Mẫu câu đối ca ngợi, tán tụng công lao của tổ tiên được đời đời con cháu ghi nhớ
Răn dạy con cháu đời sau phải gìn giữ những truyền thống vẻ vang của dòng họ
Những mẫu câu đối được khắc ghi hai bên cổng của ngôi nhà thờ họ, nhà từ đường vừa là nét đẹp trong văn hóa truyền thống vừa có ý nghĩa to lớn trong việc ghi nhớ công lao của tổ tiên, lấy đó làm gương và cũng là phúc cho con cháu dòng họ đời đời noi theo.
Còn tiếp…