Văn khấn Tết Nguyên Đán mới nhất- Cách bày lễ vật (chi tiết) dâng lễ đón năm mới

Phạm Thoa 151 0 4442

Tết Nguyên Đán đang tới gần. Bầu không khí lạnh mang theo không khí của tết làm cho lòng ai cũng cảm thấy lâng lâng khó tả. Nếu đã có gia đình rồi thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cần biêt chút ít về lễ nghĩa thờ cúng khi tết đến xuân về .

Từ giờ cho tới tết cũng có nhiều dịp bạn dang lễ lòng thành tới các bậc bề trên: Tổ Tiên hoặc thần phật . Ai kinh doanh còn cúng Thần tài, Thổ địa trong nhà. Những dịp bạn cần dâng hương là vào các ngày: 23 tháng Chạp tết ông công ông táo, ngày 30 tết 12 h đêm, sau đó là các  ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3.

Vậy cách dâng lễ như thế nào và đọc văn khấn sao cho phù hợp để bậc bề trên phù hộ độ trì cho gia đình bạn bình yên?

Vietnamarch xin được giới thiệu những thủ tục tối cần thiết mà ai cũng cần phải biết cho trọn đạo nghĩa đặc biệt là cho những nàng dâu mới về nhà chồng khỏi bỡ ngỡ trước bao sự đổi mới liên tục. Do văn khấn là những văn bản được đúc rút từ kinh nghiệm thờ cúng của nhân gian nên chúng tôi là người đi sưu tập lại từ các nguồn chính thống khác nhau do đó không tránh khỏi sai sót mong được độc giả đón nhận.

Đối với Việt Nam thì có hai hệ tư tưởng: Đó là thờ cúng theo đạo Phật và theo đạo Thiên chúa giáo .Trong giới hạn bài viết này thì chúng tôi sẽ đề cập tới cả hai hệ tư tưởng này. Tuy khác nhau nhưng vẫn có điểm chung đó là sự dâng lễ thành kính dành cho bậc bề trên.

1.Đối với tập tục thờ cúng đạo Phật

1.Văn khấn cúng 23 tháng chạp

Ngày 23 tháng 12 mỗi năm đều được mọi người tât bật thờ cúng Ông công ông táo lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Bày biện lễ vật cúng bao gồm

Mâm lễ vật:

Bàn thờ Phật gồm: hương hoa, trái cây, đèn nến, trầm hương (nếu có), thức

ăn chay thanh khiết (cơm, xôi, chè, bánh mứt,… không có thức ăn xào, kho,

chiên,…)

Bàn thờ ông Táo tại bếp (Nếu chưa có thì bày lễ vật vào một mâm riêng

cúng tại Bếp): Hương hoa, đèn nến, trầu cau, trà, nước uống, bánh kẹo, trái cây,

thức ăn chay… Có thể có thêm cá chép sống để thả (phóng sinh) sau khi cúng.

Văn khấn Tết Nguyên Đán mới nhất- Cách bày lễ vật (chi tiết) dâng lễ đón năm mới > Mâm lễ cúng ông công ông táo 23 tháng chạp âm lịch

Văn khấn Tết Nguyên Đán mới nhất- Cách bày lễ vật (chi tiết) dâng lễ đón năm mới > Mâm lễ cúng ông công ông táo 23 tháng chạp âm lịch

Sau khi bày lễ thì đốt nến (đèn), thắp nén hương thơm lên bàn thờ Phật,

bàn thờ Gia tiên (nếu có) và đến bàn thờ ông Táo thành kính chắp tay khấn

nguyện.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm……..…Tín chủ chúng con ……………………..

Ngụ tại:……………………………………….

Chúng con thành tâm thiết lễ hương hoa lễ vật dâng cúng. Chúng con thành

tâm thỉnh mời Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng

các bậc thành hiền cùng chư vị thiện thần Hộ Pháp và chư vị Thổ thần, Táo quân

lai lâm chứng giám cho chúng con.

Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, ngưỡng nguyện Mười phương Tam

Bảo, Long Thần Hộ Pháp, Chư vị Thổ Thần, Táo quân từ bi gia hộ cho gia đình

nội ngoại thân quyến, trong ấm, ngoài êm, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, tội

diệt, phước sanh, thiện căn tăng trưởng, tinh tấn tu hành và gây tạo được nhiều

công đức lành.

Nguyện hồi hướng công đức này cho Ông bà Tiên linh nội ngoại, cửu

huyền thất tổ được ấm no an lạc; xả bỏ ưu phiền, nhất tâm hướng thiện, sớm sinh

về cõi giới an lạc, đời đời không còn thối chuyển với Chánh Pháp, đời đời kiếp

kiếp sinh ra đều gặp được Thiện Minh Sư dẫn dắt trên bước đường tu tập.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Sau đó sẽ mang 3 Cá chép vàng thả xuống sông, cho các cụ lên chầu Trời báo công định tội phân minh.

Thông thường mỗi gia đình đều có bài văn khấn nôm khá đơn giản chủ yếu nói lên lòng thành tâm của mình do đó mọi thứ không nên câu nệ khó khăn bởi thành tâm vẫn là thứ đặt lên hàng đầu.

2.Văn khấn đêm 30 Tết Nguyên Đán

Sau ngày 23 tháng chạp mọi thứ dường như trở nên bận rộn hơn, háo hức hơn chuẩn bị cho ngày tết Nguyên Đán sắp tới. Đó là dịp lễ quan trọng nhất trong năm đón chào năm mới sắp đến, mọi vật khai hoa đua nở khi mùa xuân sắp về trên từng ngõ xóm.

Và chiều 30 tết còn gọi là ngày trừ tịch. Lễ Trừ Tịch

được cử hành đúng vào lúc giao thừa.

Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm

cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.

Thông thường, các gia đình thường cúng lễ trừ tịch cả ở ngoài trời và trong nhà.

Việc cúng này cũng có nơi cử hành ở đình, miếu.

Sau khi quét dọn nhà cửa cổng ngõ, sửa sang bàn thờ, bỏ hết chân nhang

cũ, thay cát mới vào lư hương, chỉ còn lại 1 hoặc 3 chân nhang cũ đẹp nhất, đốt

thêm, cắm chân nhang đứng thẳng rồi đặt lên bàn thờ.

Sau đó, đại điện trong nhà có người ra nghĩa địa thắp hương tổ tiên và họ

hàng thân thích, thỉnh mời tổ tiên về chứng giám ngày Tết của con cháu (không

thắp hương mã mới). Thiết trí nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp… Sau đó làm mâm cỗ

cúng Phật, Gia tiên.

LỄ CÚNG

* Sắm lễ: Lễ vật trong lễ cúng giao thừa

Bàn thờ Phật gồm: hương hoa, trái cây, đèn nến, trầm hương (nếu có),

thức ăn chay thanh khiết (cơm, xôi, chè, bánh kẹo… tuỳ theo sự chuẩn bị của mỗi

gia chủ)

Bàn thờ Gia tiên (thờ tổ tiên, ông bà) chầu hướng về bàn Phật bày các lễ

vật:

+ Hương hoa, đèn nến

+ Trầu cau, trà, nước uống, bánh kẹo, trái cây.

+ Mâm cỗ ngày Tết: nên cúng thức ăn chay (Tuỳ theo sự chuẩn bị của mỗi

gia chủ)

Văn khấn Tết Nguyên Đán mới nhất- Cách bày lễ vật (chi tiết) dâng lễ đón năm mới > Mâm cỗ ngày Tết: nên cúng thức ăn chay hoặc mặn là tùy vào mỗi gia đình

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Văn khấn Tết Nguyên Đán mới nhất- Cách bày lễ vật (chi tiết) dâng lễ đón năm mới > Văn khấn cúng giao thừa trong nhà

(Sau khi bày lễ thì đốt nến/đèn, thắp nén hương thơm lên bàn thờ Phật, bàn thờ

Gia tiên thành kính chắp tay khấn nguyện)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con kính lạy Mười Phương Phật, Mười Phương Pháp, Mười Phương Tăng.

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ……………… Gia đình chúng con là: (liệt kê

họ tên) ……………………………………….. Ngụ tại:………………………………………………

Trước án kính cẩn thưa trình:

Năm cũ qua đi bước sang năm mới

Mong cuộc đời đến với an vui

Hành tinh rộn rã tiếng cười

Hoà bình hạnh phúc mọi người thương nhau.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến thành tâm sắm sửa phẩm vật hương

hoa, cơm canh thanh đạm, chi nghi phẩm vật thanh khiết trên hết dâng cúng Mười

Phương Tam Bảo, đến chư vị Thiên địa Tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm

chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Tiên linh nội ngoại cùng cửu huyền thất tổ, lục thân

quyến thuộc. Kính thỉnh mời chư vị lai lâm chứng giám, thụ hưởng lễ vật.

Ngưỡng nguyện Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh

Tăng cùng chư vị thiện thần từ bi gia hộ cho gia đình thân quyến Nội Ngoại an

khang thịnh vượng, gia đình êm ấm thuận hòa, tử tôn hiếu thuận, tật bệnh tiêu

trừ, tai qua nạn khỏi, tội diệt phước sanh, thiện căn tăng trưởng, đạo tâm kiên cố.

Đời đời kiếp kiếp nương bóng từ bi tu theo Phật đà, thoát khỏi đường mê, quay

về bờ giác, muôn việc hanh thông, trên dưới một lòng, thực hành Chánh pháp,

bốn ân nguyện đáp, ba cõi đều nhờ, tất cả sang bờ an vui giải thoát, giới hương

thơm ngát lan tỏa mười phương, hai cảnh âm dương đồng nương lợi lạc.6

Phổ nguyện gia môn hưng thịnh, quyến thuộc bình an, nội ngoại tiên linh

cùng cửu huyền thất tổ nhiều đời xả bỏ ưu phiền, nhất tâm hướng thiện, quy y

Tam Bảo, thoát khỏi mê đồ, tin sâu Nhân quả, tránh xa điều ác làm các việc lành,

tinh tấn tu hành, gây tạo vô lượng công đức lành rồi nương nhờ Phật lực sớm

vãng sanh về cõi giới an lạc, đời đời không còn thối chuyển với Chánh pháp.

Nguyện cho tất cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo, chứng thành đạo quả.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ngoài việc cúng giao thừa trong nhà , nhiều gia đinh còn cúng giao thừa ngoài trời và lễ vật sắm sửa cũng có đôi chút khác biệt. Vấn đề này bài sau chúng tôi sẽ đề  cập tới.

II.Đối với tập tục của người Thiên chúa giáo

Thông thường người thiên chúa giáo không nặng nề về vấn đề thờ cúng mà thường đi lễ nhà thờ đều đặn xưng tội và được chúa rửa tội.

Văn khấn Tết Nguyên Đán mới nhất- Cách bày lễ vật (chi tiết) dâng lễ đón năm mới > Bàn thờ thiên chúa giáo

Vào đêm 30 tết, mọi người quây quần bên nhau , cùng ăn chén cháo ấm lòng và mừng tuổi cho người già , trẻ em, cho bố mẹ, ông bà, gọi là mừng năm mới sang. Người Thiên chúa giáo thắp hương thờ chúa và thế hệ đi trước ở hai ban thờ khác nhau. Bàn thờ thiên chúa đặt trên còn bàn thờ tổ tiên ông bà đặt phía dưới cấp 2. Tết nhất nhang khói đều đặn để cảm tạ ơn trên ban cho gia đình mọi điều may mắn , hạnh phúc trong năm mới tới.

Như vậy đối với từng gia đình việc theo tín ngưỡng là tự do của mỗi người. Do đó tập tục thờ cúng ngày tết cũng không nơi nào giống nhau. Vì thế nhập gia tùy tục, năm mới sắm bàn thờ mới, mâm lễ vật trang nghiêm kính cẩn dâng lên bề trên để  cảm tạ ơn đức người đã ban cho chúng ta một cuộc sống vui vầy, hạnh phúc- là lẽ thường đã đi sâu vào nếp sống của người dân Việt

22 đánh giá

Bình luận