Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1)

Phạm Thoa 83 0 8166

Trong không gian thờ của người Việt xưa và nay, dù có thay đổi về xu hướng hay hình thái vì vẫn có một điểm chung nhất đó là không thể thiếu được các hình triện gỗ trong kiến trúc trang trí đồ thờ tạo nên nét đẹp rất riêng của người Việt Nam. Những hình tượng trang trí này thể hiện tâm tư nguyện vọng của con người gửi gắm vào thế giới tâm linh kì ảo. Cùng khám phá ý nghĩa của những biểu tượng đó ngay dưới đây nhé!

1.Nguồn gốc hình triện gỗ trong không gian thờ người Việt

Có thể thấy nghệ thuật điêu khắc các hình tượng trên mặt gỗ , nhất là trong các không gian thờ ở đình đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ,  thờ tự gia đình hay của tứ đại đồng đường đã xuất hiện từ rất xa xưa. Các hình tượng đó được thay đổi theo tháng năm nhưng vẫn giữ được cốt cách ban đầu và ý nghĩa từ thuở ban sơ.

Cách đây khoảng 2500 năm đã xuất hiện hình tượng như trống đồng cùng các hoa văn độc đáo thuần Việt.

Đến thời Lý, Đại Việt trở thành quốc gia độc lập, các trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo được xây dựng theo kiến trúc Á Đông chứng kiến sự hình thành và phát triển rực rỡ về kiến trúc và chạm khắc trên gỗ. Qua các thời kỳ tiếp theo, văn hóa nghệ thuật ngày càng bị chi phối, ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo khiến các hoa văn, họa tiết được đục chạm trên gỗ cũng mang dấu ấn của tôn giáo này.

Cho tới thời đại ngày nay, nghệ thuật chạm khắc gỗ với nhiều hình tượng phong phú đa dạng , kết nên nhiều câu chuyện và trải nghiệm cũng như nói lên được mong ước của con người trong đời sống tâm linh ngày càng hoàn thiện . Những linh vật mang lại may mắn, hanh thông, thuận lợi mọi bề, sức mạnh vô song …được triện gỗ trong không gian thờ của người Việt là nét văn hóa còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ tới ngày nay.

Về các hình triện gỗ trong không gian thờ tự nói riêng khá đa dạng . Có thể thấy hình triện gỗ đơn lẻ là cá thể duy nhất hoặc là sự kết hợp của nhiều cá thể khác nhau tạo nên những câu chuyện mang ý nghĩa tâm linh mạnh mẽ. Có hình tượng là hoa lá đơn giản hoặc có thể là các loài linh thú hoặc các họa tiết chữ Phúc Lộc Thọ, Nhân, trí, Nghĩa…Trong bài viết này chúng tôi đề cập tới ý nghĩa các hình triện c0xuất hiện đơn lẻ trong trang trí không gian thờ- Nó có thể phối kết hợp với nhau để tạo thành những bức tranh nhiều ý nghĩa- Sẽ được đề cập ở bài viết khác.

2.Ý nghĩa các hình tượng triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ

Có thể dễ dàng nhìn thấy đôi khi chiếc án gian, ngai thờ hoặc bàn thờ đứng đơn giản với hình triện sen mềm mại, thơm ngát. Hoặc có khi là hình đầu rồng , múa lân…

Cùng tìm hiểu các hình tượng này

Ý nghĩa con rồng trong phong thủy phòng thờ

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Rồng là loài vật linh thiêng theo truyền thuyết từ xa xưa của người phương Đông, được coi là loài thú tương trưng cho điều tốt lành. Mình rồng dài, thân có nhiều vảy, đầu có sừng như sừng hươu, chân có móng vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước…

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Rồng được xuất hiện nhiều trong trang trí nhà từ đường, bàn thờ chính , trong cuốn thư nhà thờ họ, …là biểu tượng của uy lực mãnh liệt , sức mạnh vô song không gì cản lại được. Do vậy các vị vua chúa thời xưa luôn tôn thờ hình tượng này .

Con Lân

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Kỳ lân là một linh vật rất được xem trọng trong phong thủy với hình dáng bên ngoài cực kì ấn tượng. Đó là đầu rồng, chân ngựa, bộ móng xẻ giống trâu bò, đuôi sư tử và chòm râu dê. Ngoài ra trên đầu linh vật này còn có một chiếc sừng – hiện thân của từ tâm . Lân trong phòng thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi  người ta tin rằng lân sẽ  giúp gia đình tránh được tà ma và những luồng khí xấu xâm nhập, giảm nhẹ được tai ương, thăng quan tiến chức, phát tài phát lộcTránh tà ma, ngăn cản sát khí xâm nhập.

Do vậy trong nghệ thuật triện gỗ đồ thờ , lân là linh vật không thể thiếu .

Con Rùa

Linh vật Rùa đã đi vào tiềm thức người Việt nam từ thời dựng nước, khi An Dương Vương được sự giúp đỡ của Thần Kim Quy trong những việc xây thành ốc Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội. Trước đó, không biết vì sao mà vua cho quân lính xây thành nhiều lần đều không được, cứ xây xong lại đổ. Cho đến khi Thần Kim Quy xuất hiện đã giúp An Dương Vương xây xong thành và trao cho vua chiếc nỏ thần để đánh bại quân địch. Do vậy mà biểu tượng Rùa trong phong thủy tượng trưng cho công thành danh toại.

Con chim Phượng

Chim phượng hoàng có đôi cánh dài lộng lẫy đẹp tuyệt trần. Chim phượng hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công…

Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, Bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất.  Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình thịnh vượng. Phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc, biểu tượng của đức hạnh và duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.

Ý nghĩa con hạc trong các đồ thờ Việt Nam

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

chim Hạc là loài chim tiên, là vật quý thường được cúng tiến vua chúa. Chim Hạc là tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, khí phách trong sáng. Hạc là đại diện của sự hiên ngang của những bậc hiền nhân quân tử, tu sĩ. Vì vậy, hạc được hiện thân trên nhiều đồ vật cúng tiến cao quý, giá trị. Do vậy trong không gian nhà thờ họ thì Đôi hạc là một trong những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu ở ban thờ tổ.
Hạc là loài sống thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm) như bàn thờ gia tiên, hình ảnh tổ tiên là vị trí thiêng liêng, trường tồn vĩnh cửu nên các vật phẩm thờ cúng cũng cần “trường thọ” như vậy.

Ý nghĩa biểu tượng sư tử

Sư tử là hình tượng biểu trưng cho sự uy phong dũng mãnh, có khả năng chinh phục tà khí. Đặt một đôi sư tử trước cửa lớn trong nhà thờ họ hay trước phòng thờ  có thể làm bùa trấn phong thủy cho ngôi nhà mà không hề ngăn chặn khí lành. Đồng thời, sư tử còn là vật phẩm phong thủy có khả năng hóa giải sát khí, đón tài lộc, hoá giải vận hạn.

Con hổ

Con hổ thể hiện sự dũng mãnh trong mọi trường hợp. Tượng hổ có khả năng trấn trạch, bảo vệ cho gia chủ tránh được những điều không may, những điều xấu ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc.

Tượng hổ với móng vuốt sắc nhọn, nhe răng nanh, giúp diệt trừ ma quái, giúp trấn giữ nhà nên tà ma sẽ không dám xâm nhập vào trong nhà của bạn, đó cũng là lý do mà ta thường thấy tượng hổ xuất hiện nhiều trong kiến trúc ở đình, chùa, miếu…

Con cá

Con cá là đại diện cho sự phong phú  vì khả năng sinh sản nhanh. Thứ hai là thực tế là trong tiếng Trung cho cá (ngư) được phát âm giống như sự phong phú. Vì vậy, không cần phải nói rằng hình ảnh của cá (hoặc cá cảnh trong thực tế) là một trong những biểu tượng phong thủy phổ biến và mạnh mẽ nhất để thu hút năng lượng của sự giàu có.

Cá trong phong thủy thường thấy là cá chép với tục cá chép hóa rồng nổi tiếng.

Cá chép ngậm đồng tiền hoặc ngậm ngọc, mang lại vượng khí, là một vật phẩm phong thủy vô cùng may mắn có thể tăng cường cát khí, dương khí, trấn áp hung khí.

Hoa sen

Hoa sen là biểu tượng của trong sáng và thuần khiết. Không những thế, hoa sen còn mang ý nghĩa tâm linh và tôn giáo.

Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi: Sen có cả nụ – hoa – hạt.

Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, tất cả đều là sự nối tiếp liên tục với nhau.

Vì vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của người Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín.

Hoa cúc

Thường được triện trên gỗ thành nhiều bông kết hợp với nhau tạo thể hiện sự thanh cao, ý nghĩa bền lâu.

Bánh xe pháp luân

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Thường thấy hình ảnh bánh xe pháp luân trên các cơ sở thờ tự người Việt như nhà thờ họ.

Nó là một trong những dấu hiệu may mắn, được cho là xuất hiện ở lòng bàn chân Đức Phật. Pháp luân tượng trưng cho “pháp” hay lời dạy của Đức Phật giúp chúng sinh tìm đến con đường giác ngộ và giải thoát

Chữ Vạn

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Theo từ điển mở Wikipedia, chữ Vạn (卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi swastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng”.

Biểu tượng này còn được dùng rất nhiều trong nghệ thuật trang trí của người Việt Nam trên những món đồ điêu khắc bằng gỗ, kim loại, bàn ghế, tứ bình, tủ thờ, các vật phẩm phong thủy…

Chữ Phúc

Chữ Phúc biểu thị cho sự máy mắn, sung túc, một cuộc sống viên mãn đủ đầy. Bởi vậy bên cạnh tranh treo phòng thờ, chữ Phúc còn được khắc làm họa tiết trang trí các công trình kiến trúc trong xây dựng đình chùa, nhà thờ họ,…

Mong muốn một ước mơ no đủ, hạnh phúc tràn đầy đến với tất cả mọi thành viên trong gia đình, tranh chữ Phúc được treo tại vị trí chính giữa bàn thờ, được chạm khắc tinh xảo dưới chất liệu gỗ: óc chó, gụ, hương, sồi, gõ.

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Chữ Lộc

Chữ Lộc cũng đã nói lên ý nghĩa của nó, đây là đại diện cho tài lộc, giàu sang, tốt lành viên mãn, ấm no.

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Chữ Thọ

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > Ý nghĩa các hình triện gỗ đơn lẻ trong trang trí không gian thờ người Việt

Chữ “Thọ” trong tiếng Hán có nghĩa là sống lâu, sống Thọ để hưởng phúc là ước mơ của cả nhân loại. Chữ Thọ được viết cách điệu khi ứng dụng vào các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ hay trên trang phục hoặc các hoa văn trang trí…

Chữ Thọ theo tiếng Hán có tổng cộng 14 nét và được xếp vào bộ sĩ gồm có 5 chữ cấu thành.

Bao gồm

Bộ Sĩ “ 士 “ xếp trên đầu, sĩ có nghĩa là sự hiểu biết, tư duy, học rộng, sĩ cũng có nghĩa là học trò. Như vậy đầu tiên thể hiện ý nghĩa của chữ Thọ không chỉ là sống lâu mà sống còn phải minh mẫn, hiểu biết…

Bộ thứ 2 của chữ Thọ là chữ Nhị, nghĩa đen là hai. Nghĩa rộng là đối tác, bạn bè, các mối quan hệ. Như vậy để sống đúng với ý nghĩa của Chữ Thọ ngoài sống lâu thì còn phải có người thân, bạn bè, làng xóm, có các mối quan hệ trong xã hội…

Chữ cấu thành thứ 3 của chữ Thọ là chữ Công, nghĩa là vận động. Con người muốn sống lâu thì phải vận động, có thể là làm việc bằng chân tay hoặc tập thể dục, con người phải vận động vừa với sức lực của mình

Thứ 4 là chữ Khẩu, nghĩa là cái miệng. Chữ Khẩu trong chữ Thọ có ý nghĩa rất trừu tượng nhưng Chúng ta có thể hiểu về ý nghĩa của chữ Khẩu này trong chữ Thọ là khả năng giao tiếp, người sống Thọ nhưng cũng cần có khả năng giao tiếp với mọi người.

Chữ cấu thành thứ 5 của chữ Thọ là chữ Thốn, theo nghĩa đen là tấc, nghĩa rộng là sự đo đếm, là mực thước. Như vậy chữ Thốn này là chữ cuối cùng tạo lên chữ Thọ quy định 4 hoạt động ở trên là ở mức độ nhất định hay còn nói là nó thích hợp với từng người chứ không phải là tất cả mọi người.

Chữ Thọ thường thấy trong các tranh gỗ , tranh thờ , đường viền trang trí bàn thờ, …

Ý nghĩa chữ Đức

Thường thấy trong các bức tranh gỗ ý nghĩa để trang trí nhà cửa hoặc mang tặng biếu.

Với những đường nét chạm khắc tinh tế mềm mại, chữ đức được nghệ nhân đục nổi, tạo hình theo lối thư pháp làm cho bức tranh gỗ chữ “Đức“ mang ý nghĩa đạo lý sống và tính giáo dục sâu sắc.

Ý nghĩa chữ Nhân

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > y-nghia-chu-nhan-trong-khong-gian-tho-viet

y-nghia-chu-nhan-trong-khong-gian-tho-viet

Trong tiếng Hán chữ nhân có nghĩa là người. Chỉ với 2 nét bút – một nét lên và một nét xuống nhưng lại ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc. Ông cha ta thường nói chữ nhân viết thì dễ nhưng làm thì khó. Nghĩa là chỉ để làm một con người đúng nghĩa không hề đơn giản.

Ý nghĩa chữ Thiện

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) >

Chữ thiện thuộc loại chữ hội ý, kết hợp bởi bộ 羊 dương và chữ 言 ngôn. Dương (羊) tượng trưng cho tường (祥) tức là điềm lành (cát tường); ngôn (言) là lời nói.
Nghĩa của chữ thiện:
Việc tốt: Nhật hành nhất thiện (mỗi ngày làm một việc tốt).
Người tốt, người có đạo đức: Gia thiện nhi căng bất năng (phải khen người tốt mà cũng nên thông cảm với người không có khả năng).

Chữ Tâm

So với chữ “Phúc – Lộc – Thọ” thì chữ tâm ít hiện diện hơn, nhưng xét về ý nghĩa thì chữ Tâm hướng con người đến điều thiện, những suy nghĩ tích cực về cuộc sống, mang sự thanh thản và dễ chịu.

Ý nghĩa các hình triện gỗ trong trang trí không gian thờ người Việt( Phần 1) > tranh-chu-treo-ban-tho-chuan-phong-thuy-4

Còn nhiều chi tiết trang trí  trong không gian thờ như ý nghĩa các đường vân như hồi vân, đài sen, vân hoa cuộn, vân lá chuối, phương trì….cùng ý nghĩa các điển tích như: Cá chép hóa rồng, lưỡng long tranh châu, tứ linh long lân quy phụng, cá chép trông trăng- Lý ngư vọng nguyệt, bát tiên quá hải, mãn đường, ngũ phúc, mai điểu , vinh quy bái tổ, ngũ phúc lâm môn… trong bàn thờ, các đồ thờ cúng, hoành phi, câu đối, cửa võng …sẽ được chúng tôi bàn trong bài viết tiếp theo. Mời quý vị đón đọc! 

Trân trọng!

Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880

27 đánh giá

Bình luận