Khoảng cách xà gồ mái ngói là bao nhiêu?

Trương Huyền 129 0 18666

Trong thiết kế phần mái của của các công trình xây dựng, khoảng cách xà gồ là yếu tố vô cùng quan trọng cần được quan tâm hàng đầu. Xác định khoảng xà gồ chính xác và hợp lý sẽ không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn giúp tăng độ chắc chắn cho toàn bộ công trình. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu khoảng cách xà gồ mái ngói bao nhiêu là hợp lý nhé!

1. Xà gồ mái ngói là gì?

Xà gồ mái ngói được hiểu đơn giản là một trong những bộ phận trong cấu trúc ngang của mái nhà lợp ngói. Là bộ phận hỗ trợ các bức tường hoặc vì kèo gốc chống đỡ tải trọng của tầng mái, làm giá đỡ cho toàn bộ công trình. Xà gồ mái ngói có tác dụng giúp liên kết các khung kèo, lito tạo thành một bộ khung vững chãi, kiên cố và giảm tải lực từ những tác động xung quanh.

Xà gồ mái ngói hiện nay thường được làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm bởi khả năng chịu lực tốt, dễ dàng vận chuyển và tháo lắp đồng thời giúp chống lại sự ăn mòn từ các yếu tố môi trường. Xà gồ thép mái ngói có 2 dạng phổ biến là xà gồ thép chữ C và xà gồ thép chữ Z.

Khoảng cách xà gồ mái ngói là bao nhiêu? > Xà gồ mài ngói

Xà gồ mài ngói

2. Khoảng cách xà gồ mái ngói là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng thiết kế kiến trúc mái nhà, tải trọng của phần mái ngói và kích thước ngói lợp mà thợ thi công sẽ thiết kế khoảng cách xà gồ tương ứng. Bên cạnh đó, từng loại khung kèo khác nhau cũng sẽ có khoảng cách xà gồ mái ngói tương ứng.

+ Đối với mái đóng trần hoặc sàn bê tông sử dụng hệ khung kèo 2 lớp (kết cấu mái bao gồm các vì kèo chữ A và lito lợp ngói) thì thông thường khoảng cách xà gồ mái ngói là 0,85m – 1,1m và khoảng cách vì kèo hợp lý là 1100 – 1200mm.

+ Đối với hệ khung kèo 3 lớp (kết cấu mái bao gồm xà gồ, cầu phong, lito), nhằm mục đích tận dụng không gian bên dưới để làm nhà kho hoặc phòng thờ… thì khoảng cách xà gồ tối ưu nhất thường là 800 – 900mm, khoảng cách cầu phong là khoảng 1200 mm.

>>Xem thêm: Khoảng cách xà gồ mái tôn là bao nhiêu?

3. Cách tính độ dốc mái ngói tiêu chuẩn

Sau khi xác định được khoảng cách xà gồ mái ngói hợp lý, một trong những yếu tố quan trọng đó chính là tính độ dốc cho mái ngói. Độ dốc mái ngói phù hợp sẽ đem lại kết cấu công trình hài hòa đồng thời giúp thoát nước nhanh cho mái nhà của bạn.

Khoảng cách xà gồ mái ngói là bao nhiêu? > Tính độ dốc mái ngói tiêu chuẩn

Tính độ dốc mái ngói tiêu chuẩn

Trong đó:

+ Anpha (α): là ký hiệu chỉ độ dốc

+ H là chiều cao mái

+ L là chiều dài mái

+ Hệ số độ dốc mái: m = H/L = tan (α)
+ Độ dốc mái: i% = m x 100% = H/L x 100%

+ Góc α: α = arctan (m)

Ví dụ:

Độ dốc mái: 58% => H = 58, L = 100

Hệ số độ dốc mái: m = 0.58 => anpha = arctan (0.58) = 30 độ

Đối với mái ngói sử dụng loại ngói cao cấp dạng ngói âm dương (Ngói Thái, Nhật…) thì thường độ dốc của mái ở mức 25°(40%). Đối với mái ngói sử dụng các loại ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc thì độ dốc mái là 35-60° còn đối với ngói xi măng thì độ dốc của mái ở mức 45% – 75%.

Khoảng cách xà gồ mái ngói là bao nhiêu? > Xà gồ mái ngói

Xà gồ mái ngói

4. Thiết kế xà gồ mái ngói phụ thuộc những gì?

Kích thước xà gồ mái ngói phù hợp sẽ được quyết định bởi tải trọng mái phụ và độ dài của tấm lợp. Bên cạnh đó, trọng lượng tấm lợp cũng có ảnh hưởng tới thiết kế xà gồ. Nếu tấm lợp quá nặng thì gia chủ cần phải chuẩn bị nhiều xà gồ hơn, điều này sẽ khiến hệ vì kèo nặng hơn. Ngược lại, nếu tấm lợp quá nhẹ, gia chủ sẽ cần phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn cho thiết kế hệ vì kèo và xà gồ. Chính vì thế, cần tính toán chính xác, tốt nhất là gia chủ nên nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm trong nghề.

Thiết kế xà gồ mái ngói đạt chuẩn phải cân đối với chiều dài và độ sâu thường là 1/32. Trong thi công phần mái ngói, tấm lợp và tường phải có sự tương ứng với chiều dài và tải trọng của xà gồ thì mới đảm bảo độ liên kết chắc chắn. Khoảng cách giữa xà gồ mái và xà gồ tường thường từ 4 – 6 ft.

(Sưu tầm trên internet)

26 đánh giá

Bình luận