Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

vietnamarch 66 0 8601

Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian đã có từ bao đời nay. Xuất phát từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc và được Việt hóa thành huyền tích ‘’2 ông 1 bà’’ đó là: Thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.

1. Hiểu đúng về mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất > Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời là nghi lễ không thể thiếu trong ngày 23 tháng Chạp hằng năm (ảnh: Facebook)

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều sửa soạn dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ để tiễn ông Táo về trời. Mỗi nhà sẽ bày biện một mâm cỗ mặn và 3 bộ quần áo bằng vàng mã, màu của bộ mã sẽ theo ngũ hành tương ứng với từng năm, ba con cá chép sống cùng xôi, chè mật và hương hoa để tiễn Táo Quân về chầu trời.

Theo GS Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian –  thì phong tục này là một truyền thông văn hóa chứ không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng cho con người đến những việc tốt và sống lương thiện hơn.  Tuy nhiên, hiện nay phong tục này bị biến hóa lệch lạc cả về hình thức và tâm thức của người dân.

Cụ thể là mâm cỗ cúng Táo Quân theo phong tục truyền thống chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản chứ không phải bày biện lễ lạt quá tốn kém. Có gia đình còn tốn cả tiền triệu mua vàng mã về đốt với niềm tin rằng dâng mâm cao cỗ đầy lên các vị thần thì sẽ được ban nhiều phước lộc hơn cho dù làm việc xấu cũng được bỏ qua.

Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất > Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chỉ cần đầy đủ nghi lễ với những món ăn đơn giản không cần thiết phải cầu kỳ tốn kém (ảnh: Facebook)

“Tư tưởng đó hoàn toàn sai lầm, có thời gian tôi thấy, cứ 23 tháng Chạp, một số tuyến phố, người dân đốt vàng mã đống lớn đống bé, có cả điện thoại Iphone giấy, xe ô tô giấy… cho Táo quân. Như thế việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

Bên cạnh đó, hình thức phóng sinh cá chép ra sông, hồ, ao, suối sau khi cúng là hành động nhân văn, thể hiện lòng nhân ái của người Việt Nam.

Nhưng nhiều người họ mang cá đi thả theo kiểu thiếu ý thức. Họ bọc cá vào túi nilon rồi mang ra hồ ném cả bọc xuống nước. Cá vừa không sống được, lại vô hình chung xả rác ra nguồn nước”, GS Trần Lâm Biền cho biết.

2. Mâm cỗ cúng Táo Quân gồm những gì?

Theo nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ – giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội thì nghi lễ cúng Táo quân theo văn hóa dân gian xưa như sau:

2.1. Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Cách làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất > Mâm cỗ cúng Táo Quân gồm những gì?

Cùng với mâm cỗ cúng Táo quân của người miền Bắc là 3 con cá chép sống với ngụ ý ”cá chép hóa rồng” để đưa ông Táo lên chầu trời (ảnh: Facebook)

Lễ vật dâng lên ông Công ông Táo gồm có mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc): hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc của mũ áo thay đổi hàng năm theo ngũ hành tương ứng với năm đó.

Ngoài mâm cỗ cúng ông Công ông Táo về chầu trời, một thứ không thể thiếu được trên bàn thờ của người miền Bắc đó là 3 con cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý ‘’cá chép hóa rồng’’ để đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng, cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông).

>>> Xem thêm: Quy trình bao sái bàn thờ cuối năm chuẩn nhất!

2.2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng cần làm trang trọng và chu đáo để thể hiện được lòng thành của gia chủ đối với các vị thần cai quản đất đai, nhà cửa, bếp núc nhà mình.

Có thể làm mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ ngọt tùy theo hoàn cảnh và điều kiện gia đình.

  • Mâm cỗ mặn:

1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

  • Mâm cỗ ngọt:

1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen

3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau; 1 lá trầu

Cùng với 1 trong 2 loại mâm cỗ trên, những thứ cần bày thêm trên bàn thờ ông Táo là 1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; 1 tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống.

>>> Xem thêm: Cách lập bàn thờ ông táo khi về nhà mới

2.3. Thời gian, cách thức cúng ông Táo

Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo phải được thực hiện vào sáng 23 tháng Chạp. Gia chủ dù vướng bận công việc gì cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp vì người Việt ta quan niệm rằng đó là giờ để ông Táo kịp lên chầu Thiên đình.

3. Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo (Xem tại Đây)

4. Những mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được các bà nội trợ chia sẻ nhiều nhất

Dưới đây là những mâm cơm cúng ông Công ông Táo được sửa soạn đầy đủ, bày biện đẹp mắt để các bà nội trợ tham khảo chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp sắp tới được chúng tôi tổng hợp lại. Mời các bạn tham khảo.

Nguồn ảnh: Facebook

5. Mua bàn thờ ông Táo ở đâu

Thông thường, bàn thờ ông Táo được sử dụng phổ biến nhất là loại bàn thờ treo tường. Tại Vietnamarch, chúng tôi có rất nhiều mẫu thiết kế hiện đại và được nhiều gia chủ ưa chuộng. Bàn thờ treo gỗ tự nhiên với kiểu dáng hiện đại sẽ đáp ứng được nhu cầu về công năng và thẩm mỹ của quý khách hàng.

Liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất:

Công ty TNHH VIETNAMARCH – CHUYÊN GIA PHÒNG THỜ

Văn phòng thiết kế và showroom: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội.

Hotline: 0904.202.8800911.727.997 (24/7)

Email: Vietnamarch.Ltd@gmail.com

29 đánh giá

Bình luận