Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Thu Minh 48 0 8967

Giữa thời điểm tết nguyên đán đang cận kề, dù tất bật công việc ngược xuôi nhưng vẫn không thể quên tục lệ lễ cúng giao thừa (hay còn gọi là lễ trừ tịch) truyền thống để đón chào một năm mới. Nhưng về những tục lệ truyền thống, nghi thức cúng giao thừa gồm những gì không phải ai cũng biết. Cụ thể, cùng xem chi tiết trong bài viết này để tìm đến những lời giải đáp cho bản thân và cả gia đình.

***Xem ngay: Không có bàn thờ ông Táo thì cúng ở đâu?

1. Ý nghĩa của lễ trừ tịch (lễ cúng giao thừa)

Lễ cúng giao thừa hay còn được gọi với cái tên khác là lễ trừ tịch. Sở dĩ gọi là lễ trừ tịch bởi vì đây là thời điểm chuyển giao năm cũ qua năm mới, làm lễ cúng với ý nghĩa để lại những cái xui, bỏ hết những điều xấu của một năm vừa qua, hay với một khía cạnh khác của lễ trừu tịch chính là “trừ khử ma quỷ” để bắt đầu một năm mới bình an, may mắn.

Lễ giao thừa (lễ trừ tịch) sẽ được thực hiện cúng ngoài trời bởi vì theo như người xưa truyền tụng lại rằng: trong lúc cựu vương hành khiển thực hiện bàn giao cho tân vương mới, trong lúc này sẽ có quân quẫy nhiễu, vì vậy thực hiện cúng ngoài trời giúp “lễ trừ khử ma quỷ” mang ý nghĩa linh thiêng hơn. 

Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì? > Lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị gì

Lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị gì?

2. Nghi thức cúng giao thừa gồm những gì?

Theo quan niệm của người Việt, thiên đình có 12 vị hành khiển tương ứng 12 con giáp trông coi công việc hạ giới trong năm. Khi năm hết tết đến, đêm giao thừa là lúc chuyển giao công việc cho vị thần mới cho năm mới. Để bày tỏ sự tôn kính với vị thần cũ, chúng ta làm mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành của mình. Chính vì vậy, nghi thức cúng trong đêm giao thừa sẽ đảm bảo: 1 mâm cỗ ngoài trời và 1 mâm cỗ cúng trong nhà đặt trên bàn thờ gia tiên.

Cụ thể, trình tự được thực hiện như sau: cúng ngoài trời trước sau đó mới cúng trong nhà để “nghênh tân, tiễn cửu” (thực hiện lễ cúng từ 23h 30 tết – 1h mùng 1 tết).

2.1. Nghi thức cúng giao thừa ngoài trời

Để cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng có hai loại là mâm cúng chay và mâm cúng mặn.

Đối với mâm cúng chay, cần chuẩn bị:

  • Hoa, hương (3 – 5 nén), tiền vàng mã, đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo 
  • 1 chén rượu + 1 chén nước + 1 đĩa muối + 1 đĩa gạo + 1 đĩa xôi
  • Bia/ nước ngọt
  • Mũ giấy cánh chuồn, sớ cúng quan hành khiển

Dịp tết nguyên đán là lúc chúng ta cùng sắm sửa bàn thờ, chuẩn bị cúng lễ, mời quý gia chủ hãy xem ngay: Lưu ý cách bày bánh kẹo trên bàn thờ trong những ngày tết

Đối với mâm cúng mặn, cần chuẩn bị:

  • 1 con gà trống hoa luộc nguyên con, mỏ ngậm hoa hồng. Chú ý nên chọn con gà có mào cờ
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
  • 1 khoanh giò lụa
  • 1 mâm ngũ quả, bánh kẹo
  • Trà, quả cau, lá trầu, rượu
  • Vàng mã 
  • 1 đĩa muối + 1 đĩa gạo + 1 chén rượu + 1 chén nước + 1 mũ cánh chuồn
  • Lọ hoa tươi, 3 – 5 nén nhang + đèn/nến
Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì? > Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Cúng giao thừa ngoài trời

Sau khi đã chuẩn bị mâm cúng xong, đến 12h đêm 30 tết (tức 0h0p) đặt mâm cúng trước cửa nhà. Trong trường hợp tại các căn hộ chung cư, gia chủ đặt mâm cỗ tại ban công hoặc dưới sảnh tòa nhà.

Nhiều gia chủ thắc mắc rằng: Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Theo quan niệm của người Việt, khi cúng nên quay về hướng Đông Bắc (trong đó, hướng Bắc là cúng Thượng Đế, hướng Đông cúng Thiên Tử) hoặc hướng chính Nam. Sau đó, gia chủ tiến hành nghi thức cúng giao thừa ngoài trời, đọc văn khấn để tiễn đưa thần cũ, đón thần mới. 

Dù sắm sửa đồ cúng lễ nào, đắt hay rẻ thì điều quan trọng nhất là sự thành tâm, lòng thành thì mới mong được bình an, may mắn. 

Về văn khấn cúng ngoài trời, bài văn khấn như sau:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần

Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút Giao thừa năm….và năm….

Chúng con là:…….

Ngụ tại:…………….

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

2.2. Nghi thức cúng giao thừa trong nhà

Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì? > Nghi thức cúng giao thừa trong nhà

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Khi đã cúng giao thừa ngoài trời xong, gia chủ tiến hành lễ cúng giao thừa trong nhà (lễ cúng Thổ Công). Về mâm cỗ cúng, tùy vào từng điều kiện gia đình mà bày mâm cỗ cúng khác nhau. Nhưng về phần chung, cần đảm bảo:

  • 1 đĩa trầu cau + 1 đĩa muối + 1 đĩa gạo + 1 mâm ngũ quả 
  • Đèn/nến
  • 3 hoặc 5 ly trà
  • Bánh mứt kẹo các loại 
  • Vàng mã, bình hoa cúng,..
  • Mâm cỗ truyền thống để cúng gia tiên: Bánh chưng, gà cúng, giò/chả, canh măng, nem, nộm, đĩa xào, cơm trắng… Mâm cỗ truyền thống có thể thay đổi theo vùng miền và điều kiện của từng gia đình khác nhau. Chẳng hạn như, miền Bắc khi cúng mâm cỗ đầy đủ các món mặn, đặc biệt là gà lễ; miền Trung có cả bánh trưng và bánh tét; còn miền nam lại ưu tiên các món nguội nhiều hơn.

Cúng giống nghi thức cúng ngoài trời, khi cúng trong nhà, khi đã chuẩn bị mâm cúng xong, gia chủ cần trang trọng đứng trước ban thờ gia tiên tiến hành thắp hướng cúng lễ, đọc văn khấn. Khi đã đọc văn khấn xong, lạy ba lạy cắm hương.

Văn khấn cúng trong nhà như sau:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại chư vị tiên linh

Nay là phút Giao thừa năm…và năm….

Chúng con là:…

Ngụ tại:….

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

3. Những lưu ý khi cúng giao thừa

Nghi thức cúng giao thừa là rất quan trọng, bao gồm cả cúng giao nhà lẫn ngoài trời. Nhưng, trong quá trình thực hiện lễ cúng giao thừa cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy nhớ rằng, phải thực hiện lễ cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà. 
  • Chuẩn bị mâm cỗ cúng phải tươm tất, thể hiện lòng thành. Dù điều quan trọng nhất là tâm, tấm lòng và còn phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, dù vậy cũng nên quá sơ sài.
  • Mỗi vùng miền (Bắc – Trung – Nam) có những tục lệ, phong tục tập quán khác nhau, nhưng về cơ bản cần đảm bảo trên ban thờ cần có: đèn, hương, gạo, muối, rượu, nước, bánh trưng, xôi, mâm ngũ quả, hoa tươi. 
  • Đêm giao thừa là thời gian cả gia đình quây quần bên nhau cùng đón chờ một năm mới an khang thịnh vượng, mọi người trong gia đình cần hòa thuận, yêu thương, tránh những cãi vã không đáng có vào thời điểm này, hoặc những trường hợp làm vỡ đồ vật, nhất là vỡ gương (đây là điềm xấu chẳng lành cho một năm mới).
  • Vào thời điểm cúng giao thừa, không soi gương. Bởi vào thời này có nhiều ma quỷ, nếu soi gương có thể nhìn thấy, như vậy sẽ bắt đầu một năm mới không may.

Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì? > Lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị gì

4. Những tục lệ truyền thống đêm giao thừa cần biết

Trải qua thời gian, dù có sự thay đổi và du nhập của nền văn hóa phương tây, nhưng có những tục lệ truyền thống vào đêm giao thừa (tết cổ truyền của Việt Nam) vẫn được gìn giữ và được các thế hệ vẫn tôn trọng thực hiện. Từ nông thôn đến thành thị thì những tục lệ này vẫn luôn hiện hữu và thấm nhuần trong đời sống:

  • Lễ chùa, lễ đình, đền đêm giao thừa: Vào đêm giao thừa, thường mọi người sẽ đi ra đình chùa, đền, miếu để lễ cầu phúc và cùng chào đón một năm mới.
  • Hái lộc: Khi đi lễ đình chùa,.. sẽ hái lộc (lộc ở đây là một cành cây nào đó trước cửa đình, đền) với ngụ ý mang lộc về nhà và cắm trên bàn thờ.
  • Hương lộc: Trong trường hợp gia chủ thay vì hái lộc thì sẽ xin lộc bằng cách đốt một nắm hương tại đình chùa mang về cắm tại ban thờ nhà mình. 
  • Xông nhà: Đây là truyền thống được lưu truyền qua biết năm thế hệ. Tục lệ đầu năm ở mỗi gia đình Việt đều rất “kén” người xông nhà. Tương truyền, người xông nhà là người đến đầu tiên chơi nhà khi bắt đầu một năm mới. Và người xông nhà sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình trong năm tới. Vì vậy, người xông nhà thường sẽ phải vía tốt, “hợp tuổi”

Trên đây là những chia sẻ của Vietnamarch tới bạn, hy vọng với những thông tin sẽ giúp ích cho bạn trong công tác chuẩn bị đón chào một năm mới An Khang – Thịnh Vượng – Vạn Sự – Như Ý. Và đến đây, bạn cũng đã biết, cúng giao thừa cần những gì và chuẩn bị gì, những nghi thức cụ thể và cần thiết nhất. Lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, mọi gia chủ hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chu đáo nhất nhé.

Còn nếu gia chủ cần tìm địa chỉ mua bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, tủ thờ thì hãy ghé thăm ngay địa chỉ 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những mẫu bàn thờ cao cấp, mẫu mã đa dạng mà giá vô cùng phải chăng. Tất cả sản phẩm từ bàn thờ treo, bàn thờ đứng đều là mẫu sản phẩm thiết kế bởi kiến trúc sư, chất gỗ đều được tuyển chọn từ gỗ sồi, gỗ mít, gỗ hương, gỗ gõ, gỗ gụ từ 30 – 80 tuổi.

Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì? > Mẫu bàn thờ đẹp

Xem ngay: 101+ Mẫu bàn thờ đẹp

Liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:

CHUYÊN GIA PHÒNG THỜ VIETNAMARCH.

  • VPTK: 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội.
  • Hotline: 0904202880 (24/7)
  • Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7
  • Website: vietnamarch.com.vn
  • Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

19 đánh giá

Bình luận