Ý nghĩa đặc biệt của dòng chữ trên nóc nhà thờ tổ có thể bạn không biết?
Nhà thờ tổ hay từ đường dòng họ không còn xa lạ với người Việt Nam ngày nay nữa, nó gắn liền với truyền thống uống nước nhớ nguồn của gia đình, dòng họ với người đã khuất. Khái niệm hoành phi câu đối càng không lạ gì khi nó luôn xuất hiện, hiện hữu cùng với sự hình thành của nhà thờ họ. Nhưng kiến thức về “dòng chữ trên nóc nhà thờ họ” thì ít ai biết đến và không hiểu nó có ý nghĩa gì. Vậy để giải đáp cho thắc mắc về dòng chữ này hãy cùng Vietnamarch cùng tìm hiểu và giải đáp cho nghi vấn này nhé.
1. Dòng chữ trên nóc nhà thờ họ có nghĩa gì?
Nhà thờ họ được xây nên để con cháu tụ tập mỗi khi tết đến xuân về, là nơi để con cháu tưởng niệm những người đã khuất. Sự thể hiện lòng chân thành, tín ngưỡng chân thành nhất cho gia tiên, mong cho họ phù hộ cho những người còn sống luôn được bình an, khỏe mạnh.
Những nơi tâm linh như thế, con cháu cũng mong được an an, bình bình, đại cát đại lợi rước tổ tiên về phù hộ cho con cháu mà không phải bị ám. Theo quan niệm của người xưa, viết chữ trên nóc nhà sẽ giúp xua đuổi, không bị ma quỷ ám ảnh, quấy phá mọi người trong dòng họ và luôn hưởng điều tốt đẹp. Những ngôi nhà thờ họ xác định gian chính để thờ thì nóc nhà gian nhà này và câu đầu hai bên gian nhà phải được viết hoặc khắc chữ. Xem chữ nóc có thể biết được giờ, ngày, tháng, năm cất nóc.
> > > > Ý nghĩa bình phong nhà thờ họ có thể bạn chưa biết
2. Cách viết chữ trên nóc nhà thờ họ
Trước hết, phải chọn điểm bắt đầu. Dòng chữ được viết bằng chữ Hán, theo lối viết cổ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo quy luật bằng trắc nhất định. Điểm bắt đầu phía bên tay phải từ ngoài nhìn vào được xác định để viết chữ nóc, câu đầu ở bên phải là vế có vần trắc ở cuối câu.
Với chữ nóc phải viết sao cho số chữ cuối cùng đứng vào chữ sinh để cầu mong người vật của gia đình, dòng họ luôn sinh sôi phồn thịnh. Chữ sinh đếm theo vòng đời tự nhiên qua bốn giai đoạn là sinh – lão – bệnh – tử rồi quay lại vòng mới bắt đầu từ chữ sinh. Nội dung của chữ nóc luôn là điều tốt đẹp, thờ gia tiên từ thế hệ này qua thế hệ khác cho đời sau biết và an tâm sinh sống, thờ cúng gia tiên. Như vậy số chữ có chữ cuối đứng vào chữ sinh là các số 5, 9, 13, 17, 21, 25… Xem chữ nóc có thể biết được giờ, ngày, tháng, năm cất nóc.
Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương lại có quan niệm dựa vào câu “Gia sinh đình lão” nên chữ nóc ở đình lại không rơi vào chữ sinh. Điều này chưa được các nhà từ điển thu thập và giải nghĩa. Còn theo dân gian thì chưa có ý kiến thống nhất về cách hiểu câu này. Có cách hiểu thì cho rằng trong gia đình, dòng họ thường trọng nhau theo hàng, còn ở đình làng thì trọng nhau theo tuổi. Trong tục ngữ cũng lưu truyền câu “Triều đình dụng tước, hương đảng dụng xỉ” (tức là nhà nước dùng người theo tước bậc, làng xóm dùng người theo tuổi tác). Bên cạnh đó cũng có câu “Sống lâu lên lão làng”. Cách hiểu khác thì cho rằng chữ nóc ở nhà thì viết chữ “sinh” còn ở đình thì viết chữ “lão”. Đây là cách hiểu sai câu “Gia sinh đình lão”. Bởi đình trước hết vẫn là ngôi nhà nên vẫn phải viết theo quy tắc chữ “sinh”. Bên cạnh đó, đình lại là ngôi nhà thờ thánh thần để phù hộ cho dân làng được mọi điều tốt lành thì lại càng cần phải rơi vào chữ sinh để người vật sinh sôi phồn thịnh.
Giải thích cho điều này có thể lấy ví dụ về ngày bắt đầu tháng giêng trong âm lịch. Ban đầu có 3 loại lịch, nhà Hạ lấy tháng Tí làm tháng giêng, lịch nhà Thương lấy tháng Sửu làm tháng giêng, lịch nhà Chu lấy tháng Dần làm tháng giêng. Sau đó Khổng Tử đã giải thích cho mọi người thấy rằng nên lấy tháng Dần là giêng vì tháng này rơi vào quẻ thái, âm dương cân bằng giao hòa sẽ giúp mọi vật sinh sôi phồn thịnh, phù hợp với việc làm ăn sinh sống của con người. Từ đó đến nay, lịch âm này được chọn dùng chính thức. Vậy thì, chữ nóc viết ở đình cũng phải đúng chữ sinh mới mong cầu được những điều tốt đẹp phù hợp với nguyện vọng của dân làng.
>>> Xem thêm: Nên treo chữ gì trong không gian phòng thờ, nhà từ đường?
Câu đầu trước hết là câu đối nên phải tuân thủ theo cách viết của câu đối. Đó có thể là một câu thơ đối cổ, đối song quan, đối cách cú hay đối gối hạc. Do đoạn câu đầu thường rất ngắn nên xưa nay người ta vẫn chọn đối thơ. Đối thơ lại được chia ra thành đối năm chữ, đối bảy chữ. Nhưng do viết làm sao để chữ cuối trong câu rơi vào chữ sinh nên người ta chỉ chọn kiểu đối 5 chữ.
Nội dung của câu thơ đầu tiên dù thế nào đi nữa cũng phải nêu được việc trừ ma quỷ, hưởng được linh khí đất trời. Ví dụ những câu thơ đầu tiên hay được chọn xuất hiện trong những ngôi nhà thờ họ là “Khương thái công tại thử/ Càn nguyên hanh lợi trinh” tạm dịch là “Khương thái công ở đây/ Được hưởng mọi điều tốt đẹp của trời đất” hay “Tử Vi tinh chính chiếu/ Phú quý thọ khang ninh” nghĩa là sao Tử Vi chiếu đúng vào nhà nên được hưởng mọi sự may mắn, những điều tốt lành luôn được ban xuống.
Vậy viết chữ trên nóc nhà thờ họ là rất quan trọng trong việc làm ăn, sinh lão bệnh tử của mọi người trong dòng họ, danh vọng và quan hệ của gia đình, nên khi dựng nhà thờ họ thì người trưởng tộc cần lựa chọn chữ viết trên nóc nhà rất kỹ lưỡng, phải tính toán tỉ mỉ.
> > > > Bố cục nhà thờ họ hợp phong thủy
3. Một số mẫu nhà thờ họ đẹp
> > > > Thiết kế nhà thờ họ hợp phong thủy
> > > > Quy thức chuẩn trong xây dựng nhà thờ họ
> > > > Kiến trúc truyền thống
4. Liên hệ
Quý khách hàng cần tư vấn về chữ viết trên nóc nhà thờ họ hay những mẫu hoành phi, đại tự đẹp cho phòng thờ, thiết kế và thi công nhà thờ họ hoặc bàn thờ tổ tiên, nội thất đồ thờ cúng đẹp, phù hợp với không gian sống nhà mình mà vẫn chuẩn phong thủy, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tốt nhất theo địa chỉ:
Công ty TNHH VIETNAMARCH
VP: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam
Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918248297 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7
Website: Vietnamarch.com.vn
Email: vietnamarch.ltd@gmail.com